
- Gỡ “điểm nghẽn” - đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông vận tải.- Du lịch TPHCM nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19.
Thời điểm này, các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng hết sức để phục hồi nền kinh tế, lấy lại đà tăng trưởng. Song, có những sự xáo trộn mà dịch bệnh gây ra đối với các mối quan hệ quốc tế, nếu không nhanh chóng được giải quyết thì cũng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường cho thế giới. Tiếp tục chuyên mục “Thế giới hậu đại dịch”, Vấn đề quốc tế hôm nay sẽ bàn câu chuyện: thế giới sẽ rất khác trong cách ứng xử xã hội và các mối quan hệ quốc tế, với góc nhìn của một nhà ngoại giao nước ngoài - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Lochen.
Việt Nam, với độ mở của nền kinh tế là 200% GDP (tính theo tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP), được coi là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Trước những tác động của đại dịch Covid-19, mặc dù Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh ở trong nước, song, với một nền kinh tế - mà động lực tăng trưởng - là công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và trong giá trị xuất khẩu của năm 2019 đạt hơn 263 tỷ USD không thể không kể đến hơn 40 tỷ USD đóng góp của ngành nông nghiệp - thì để có được tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng, để hoạt động sản xuất được khơi thông - cũng đồng nghĩa phải khơi thông được thị trường xuất khẩu. Nhìn lại kinh tế 4 tháng qua, mặc dù Việt Nam có tăng trưởng dương - trong khi rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không có tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu khoảng 3 tỷ USD - nhưng nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi dịch covid-19 rõ rệt hơn trong tháng 5 và quý 2 năm nay. Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới? Khách mời là ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương bàn luận về vấn đề này.
- Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới?- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Tạm giữ 16 mặt hàng có dấu hiệu nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- PV Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen với dòng thông tin “Đại dịch Covid-19 gióng lên hồi chuông kêu gọi đoàn kết và hợp tác quốc tế”.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn cán bộ.- TPHCM: Nắng nóng gay gắt, nhiều bệnh rình rập tấn công trẻ em.- Các trường học ở Pháp thận trọng khi mở cửa trở lại.
- Hơn 200 tác phẩm đạt giải thưởng sáng tác và quảng bá văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" được tôn vinh trong lễ trao thưởng tối qua.- Chính phủ ban hành Nghị quyết 68 Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 5 năm tới với mục tiêu, giảm ít nhất 20% số quy định hiện hành.- 60 nhà nhập khẩu giày dép Hoa Kỳ lần đầu tiên sẽ giao thương trực tuyến với đối tác Việt Nam để cùng bàn thảo kế hoạch hợp tác hậu Covid-19.- Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình quyết định tạm dừng công tác đối với Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy vì liên quan tới vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 3 người thương vong.- Dự kiến tháng 7 tới, Nga sẽ có vacxin phòng chống dịch Covid-19.- Hơn 300 nhà lập pháp trên toàn cầu kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới xóa nợ cho các nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới.
Trung Quốc vừa tuyên bố hoàn thành một xưởng sản xuất vắc xin Covid-19 lớn nhất thế giới, sản lượng mỗi năm có thể đạt 100 triệu liều. Tin của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh.
Việt Nam đã bước sang ngày thứ 27 không xuất hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, song với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người dân được khuyến nghị tuân thủ các biện pháp phòng dịch khi đến các địa điểm công cộng hay khi di chuyển trên các phương tiện giao thông. Khi chúng ta đang tạm yên tâm với Covid-19 thì nguy cơ của sốt xuất huyết lại hiện diện khi mùa mưa đã đến và một số tỉnh, thành phố đã ghi nhận thêm những ổ dịch sốt xuất huyết. Xin nhắc lại con số hơn 200 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, 50 ca tử vong để thấy rằng, dịch bệnh này vẫn luôn thường trực khi chúng ta lơi lỏng, chủ quan trong phòng ngừa. Vậy làm sao để phòng tránh nguy cơ dịch chồng dịch trong giai đoạn này? Sốt xuất huyết và Covid-19 đều chưa có vắc xin tiêm phòng, người dân cần đặc biệt lưu ý những điều gì để nâng cao đề kháng trước dịch bệnh? Khách mời là Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tư vấn về nội dung này.
- Việt Nam trách nhiệm với thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19.- Doanh nghiệp khai thác thị trường - “kích cầu” tiêu dùng trong nước.- Những cảnh báo về nguy cơ “dịch chồng dịch”.- Giải thưởng Cánh diều 2019: Phim đề tài gia đình thắng thế.
- Iraq tái tạo di sản bằng công nghệ thực tế ảo.- Cô bé Malaysia 9 tuổi may quần áo bảo hộ giúp các y bác sĩ chống dịch Covid-19.
Lơ là với mạng sống của chính mình và mọi người, đây là tâm lí của nhiều người dân sau khi chấm dứt cách ly xã hội do dịch bệnh Covid-19. Hiện một số người đã không thực hiện nghiêm Nghị định 100 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cho dù trước đó, họ đã thực hiện rất nghiêm Nghị định 100. Trước thực trạng này, lực lượng chức năng sẽ phải làm gì để siết chặt Nghị định 100? Biên tập viên Lê Tuyết trao đổi cùng Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật về ATGT - Cục CSGT, Bộ Công an về nội dung này.
Đang phát
Live