
- Thủ tướng phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.- Dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về ứng phó với Covid-19 (AEM) cũng như AEM+3 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về nội dung này.- Ngành giáo dục đánh giá công tác dạy và học trực tuyến bước đầu có những kết quả tích cực.- Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa bảo vệ quyết định mời Tổng thống Nga PuTin tham gia hội nghị G7.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh yêu cầu tiếp tục kiện toàn tổ chức công nghiệp quốc phòng trong thời gian tới.- Thêm 4 bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh. Như vậy nước ta chỉ còn 26 ca bệnh đang được điều trị.- Họp bàn các giải pháp tái cơ cấu thị trường du lịch trong bối cảnh từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến nước ta giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, còn khách nội địa giảm gần 60% vì dịch COVID-19.- Trong mục Sự kiện và bàn luận, ông Lê Như Tiến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13 bàn về câu chuyện liên tiếp các cán bộ, đảng viên ở một số địa phương bị bắt về hành vi đánh bạc.- Mỹ chính thức gửi công thư lên Tổng thư ký Liên hợp quốc phản đối các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.- Philippines tạm hoãn quyết định chấm dứt Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng với Mỹ, vốn tồn tại suốt 20 năm qua - một động thái nhằm ứng phó với việc Trung Quốc gia tăng các hành động trái pháp luật quốc tế trên Biển Đông.- Từng là tâm dịch COVID-19 của châu Âu, hôm nay, Italia bắt đầu mở lại biên giới nhằm cứu ngành công nghiệp du lịch. Nhiều nước láng giềng bày tỏ phản ứng thận trọng trước quyết định này.
Trong “nguy có cơ”. Nhiều chuyên gia nhận định, song song với những kết quả đáng tự hào của công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để bứt phá về kinh tế. Qua đại dịch Covid 19 đang cho thấy rõ xu hướng chuyển dịch mới, thậm chí phân bố lại chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu và đây là cơ hội của những nền kinh tế đi sau như Việt Nam. Vậy chúng ta cần hoàn thiện các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng như thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới sau đại dịch?
- Chiến dịch ‘Blackout Tuesday’ - Tưởng nhớ George Floyd và chống nạn phân biệt chủng tộc.- Người dân Mexico “tung” đồ qua cửa sổ để giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của Covid-19.
- Đã đình chỉ công tác 11 công chức, cán bộ liên quan đến vụ Công ty Tenma Việt Nam.- Chính thức công nhận cảng cạn Long Biên là điểm làm thủ tục hải quan.- Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình đề nghị xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Điều – Trưởng ban nội chính tỉnh ủy bằng hình thức cách tất cả các chức vụ hiện tại trong Đảng sau khi ông này lái xe gây ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.- Chính phủ Anh tin tưởng có khả năng đạt được thỏa thuận về nghề cá với Liên minh Châu Âu.- Các nhà khoa học Nga đang phát triển vaccine ngừa Covid-19 có thể đưa vào cơ thể con người qua miệng, dưới dạng khí dung hoặc dạng nhỏ giọt.
- Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lấy “cung” làm chủ đạo và đẩy mạnh “cầu” để khôi phục đà tăng trưởng của nền kinh tế sau dịch Covid-19.- Bộ giao thông vận tải khẳng định, việc tổng thầu Trung Quốc đề nghị thanh toán 50 triệu USD để chạy thử tàu, phục vụ nghiệm thu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông là trái quy định hợp đồng và sẽ không được xem xét.- Người phụ nữ nhập cảnh từ Trung Quốc theo đường mòn, lối mở vào tỉnh Cao Bằng, sau đó đi Thành phố Hồ Chí Minh đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Sars-Cov-2.- Dự kiến vào chiều nay, sẽ có thêm 4 trường hợp mắc Covid-19 được điều trị khỏi và ra viện.- Anh và Liên minh châu Âu bước vào vòng đàm phán thương mại cuối cùng với nhiều khó khăn, trong đó có điều khoản của Hiệp ước dẫn độ mới hậu Brexit.- Sau làn sóng phản đối dữ dội ở cả Bắc Mỹ, châu Âu, New Zealand và Iran, phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ lan sang Thụy Sĩ, Australia với sự tham gia của hàng nghìn người.
Trong chương trình Theo dòng thời sự sáng 1/6, chúng tôi đã phát sóng phần đầu của loạt bài “Đại dịch Covid 19- cơ hội để chuyển đổi, phát triển” với nội dung “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”, nhìn lại tổng thể bức tranh về đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Rõ ràng là chỉ một con virus vô hình nhưng đã làm đảo lộn cuộc sống của mỗi người dân và cả thế giới bị tác động bởi Covid 19. Trên thực tế, đại dịch này đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào và khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam ra sao? Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi phần 2 của loạt bài viết này, với nhan đề “Covid-19: Phép thử với sức chịu đựng của nền kinh tế”:
- Muôn kiểu tín dụng đen thời công nghệ cao và hệ lụy.- Chạy phiếu bầu, phiếu giới thiệu trước Đại hội – Cơ chế nào để loại bỏ?- Brexit không thỏa thuận: “Cú sốc thứ 2” sau Covid-19 với Liên minh châu Âu.- Bài 2 trong loạt bài “Đại dịch Covid 19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển.- Tổ chức y tế thế giới WHO thành lập Quỹ WHO
Các nhà khoa học Nga đang phát triển một loại vắc-xin chống lại vi-rút Sars-CoV-2, có thể đưa vào cơ thể con người qua miệng, dưới dạng khí dung hoặc dạng nhỏ giọt. Văn Thường – PV Đài TNVN thường trú tại LB Nga đưa tin:
Sau hơn 5 tháng xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), với tốc độ lây lan nhanh chóng, dịch Covid-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, với hàng triệu người mắc, hàng trăm nghìn người tử vong. Không chỉ gây ra những hệ lụy khôn lường, dịch Covid-19 còn ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) giảm phát mạnh, thậm chí rơi vào ngưỡng của tình trạng suy thoái, dự báo tăng trưởng ở mức “âm” do tác động của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ đói nghèo gia tăng nhanh ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, do nhận thức sớm về dịch Covid-19 nên Đảng, Chính phủ đã rất chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong đó, đặc biệt phải kể đến đợt cao điểm gần 100 ngày “tổng lực” của toàn xã hội đã giúp chúng ta cơ bản khống chế được dịch Covid-19 vào trung tuần tháng 4/2020, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy vậy, cũng như các nước trên thế giới, những hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra không hề nhỏ, đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội của nước ta. Nhiều ngành nghề kinh tế bị ảnh hưởng kéo theo những hệ lụy về công ăn, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong giai đoạn mới- giai đoạn triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi nhanh, phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội của đất nước. Làm sao để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra và đặc biệt, làm sao có thể rút ngắn được khoảng cách phục hồi nền kinh tế và đời sống xã hội của người dân sau khi nước ta cơ bản kiểm soát tốt dịch Covid-19? Loạt bài gồm 5 kỳ “Đại dịch Covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển” do nhóm phóng viên Ban Thời sự VOV1 thực hiện, tìm lời giải cho những câu hỏi này. Chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những tác động, ảnh hưởng trực diện nhất của dịch Covid-19 đối với Việt Nam qua phần đầu của loạt bài với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.
Đang phát
Live