Để hiện thực hóa “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ, đồng thời, tận dụng tối đa sức mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để gia tăng hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ cung cấp điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025. Theo đó, EVN sẽ phải cơ bản hoàn thành chương trình chuyển đổi số trong năm 2022. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, EVN xác định “lấy khách hàng là trung tâm để cung cấp các dịch vụ trên không gian số, đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng”. Trao đổi giữa PV Nguyên Long với ông Nguyễn Xuân Tuấn - Trưởng Ban Viễn thông & Công nghệ thông tin (EVN) về những tiện ích người sử dụng điện được hưởng trong công cuộc chuyển đổi số của EVN:
- Phú Thọ: Phát huy “Ngọn cờ Gió Đại Phong” trong thời kỳ mới. - Thúc đẩy tăng trưởng xanh từ các dự án lâm nghiệp. - Hà Nam: Chuyển đổi sinh kế cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Sáng nay (24/04), tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Hướng nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số”. Các đại biểu cung chia sẻ nhiều thông tin về dự báo việc làm, xu hướng đào tạo nghề, nhu cầu của thị trường lao động giúp học sinh có thông tin trong việc lựa chọn ngành nghề, trường đào tạo phù hợp khi mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021 đang đến gần.
- Cần điều hành linh hoạt để kiềm chế lạm phát. - Thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng. - Doanh nghiệp logistics Việt Nam: Liên kết để lớn lên.
- Chuyển đổi số - giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid-19.- Chuẩn bị nguồn nhân lực cho kế hoạch phát triển dài hạn tại Khu liên hợp Thép Hòa Phát – Dung Quất.- Doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đăng ký nhãn hiệu quốc tế để bảo vệ thương hiệu cũng như nâng cao uy tín ở thị trường nước ngoài.
-Chính quyền quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số: thực tiễn ở TPHCM.- “Chi phí và con người” : rào cản của tiến trình số hóa.- Hướng tới nền kinh tế số: Khó bền vững nếu “mạnh ai người ấy làm”
Cách nay tròn một tuần, ngay sau lễ tuyên thệ-nhậm chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gợi mở kế hoạch hành động-điều hành nền kinh tế thời gian tới, trong đó, đặc biệt coi trọng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ. Vấn đề là chúng ta đang ở đâu trong hành trình chuyển đổi số? Đâu là những thuận lợi cần thúc đẩy, khó khăn-rào cản nào cần xóa bỏ hoặc nới lỏng để công cuộc chuyển đổi số thực sự hanh thông như kỳ vọng? Câu chuyện thời sự góp một góc nhìn về nội dung này với sự tham gia của ông Hoàng Việt Anh – Phó Tổng Giám đốc Phụ trách chuyển đổi số, Tập đoàn FPT, đồng thời là thành viên Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam VINASA.
Sáng 6/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Lễ phát động Chương trình bình chọn, trao tặng giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam- Vietnam Digital Awards” năm 2021. Đây là giải thưởng tôn vinh thành tựu chuyển đổi số xuất sắc của những cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nước, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Covid19 đã khiến cho hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng ngưng trệ-gián đoạn. Dù cơ quan quản lý và nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp nỗ lực tiếp cận-triển khai dạy-học trực tuyến, nhưng với đặc thù gần 80% thực hành, dạy nghề online không hề đơn giản. Đó là ví dụ điển hình cho thấy ngành giáo dục nghề nghiệp đang có những bài toán khó, cần lời giải: bài toán tuyển sinh hậu Covid; bài toán đổi mới phương pháp giảng dạy; bài toán tư duy quản lý trong tình hình mới – khi chuyển đổi số được khẳng định là “tất yếu”. Chuyên gia của bạn hôm nay, mời quý vị cùng Tiến sĩ Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tìm hiểu nội dung này, nhìn nhận vai trò từng nhân tố trong nỗ lực chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp.
Trong nhiệm kỳ2016 – 2021 của Chính phủ, cùng với những giải pháp củng cố nền tảng vĩ mô và tiềm lực của nền kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng hết sức chú ý tới các giải pháp, nhiệm vụ hướng tới mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo để tạo sức bật, sự bứt phá cho nền kinh tế. Chính vì vậy, trong Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết 02 Về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 của Chính phủ, cùng với “đổi mới sáng tạo”, “chuyển đổi số” vẫn là một trong những “từ khóa” quan trọng nhất.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live