- Cách chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh.- Vùng 3 Hải quân: Sẵn sàng phương án giúp ngư dân trong mùa mưa bão.- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với khô hạn.- Những kinh nghiệm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc để sản xuất nông sản an toàn không lo đầu ra.
Origin-STT (Phần mềm chuyển đổi tiếng nói Tiếng Việt sang văn bản) đạt Giải nhất giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019. Đây là một sản phẩm khởi nghiệp nhiều triển vọng. Khách mời là chuyên gia, cố vấn cho dự án khởi nghiệp VAIS với sản phẩm Origin-STT chuyển đổi tiếng nói Tiếng Việt sang văn bản : CEO Tuấn Hà và Đỗ Quốc Trường – Giám đốc Công nghệ VAIS.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là một văn bản quan trọng, xác định tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho chuyển đổi số quốc gia Việt Nam. Những nhiệm vụ cơ bản trong quá trình Chuyển đổi số quốc gia được yêu cầu tập trung vào Chuyển đổi nhận thức, Kiến tạo thể chế, Phát triển hạ tầng số, Phát triển nền tảng số và Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
có lẽ, chưa bao giờ kinh tế-xã hội của nước ta lại trải qua những tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố khách quan không thể lường trước như đại dịch Covid 19. Từ yêu cầu bắt buộc thực hiện giãn cách xã hội đến nới lỏng hình thái này, và rồi bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Tất cả đều có sự thay đổi, với những khó khăn, thách thức cùng với những cơ hội, thuận lợi đan xen. Đáng chú ý, nếu như trước kia, những thông tin về chuyển đổi số, kinh tế số, Chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến… chưa được nhiều người quan tâm, coi trọng, thậm chí còn cho là viễn cảnh xa vời, thì nay nhiều hình thức sơ khai của công cuộc số hóa đã xuất hiện trong từng ngôi nhà, trở thành công việc thường ngày của mỗi cá nhân, theo một cách thức tự nhiên nhất. Nhiều phương thức ứng dụng mới đã và đang hình thành từ những đòi hỏi cũ. Đây là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, tiến tới nền kinh tế số. Vậy nhưng cần làm gì trong tiến trình này để giúp phục hồi nhanh và bền vững nền kinh tế?
- Thủ tướng phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.- Dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về ứng phó với Covid-19 (AEM) cũng như AEM+3 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về nội dung này.- Ngành giáo dục đánh giá công tác dạy và học trực tuyến bước đầu có những kết quả tích cực.- Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa bảo vệ quyết định mời Tổng thống Nga PuTin tham gia hội nghị G7.
- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng ở mức cao nhất trong 3 năm gần đây.- Kinh doanh bất động sản kiểu Alibaba vẫn tái diễn ở Bà Rịa-Vũng Tàu.- Trò chuyên với doanh nhân Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn Next-Tech với chủ đề “Cú huých từ Covid-19 tới tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp, tiến tới nền kinh tế số quốc gia”.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, hạn hán đang diễn ra gay gắt, cả ngàn héc ta cây trồng bị bỏ hoang do thiếu nước tưới. Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp hạn chế thiệt hại do hạn hán gây ra. Phản ánh của PV Vinh Thông thường trú tại miền Trung.
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chỉ thị số 16 phát động “Cuộc vận động ứng dụng công nghệ Việt cho cuộc sống số”, nhằm tạo ra cơ hội để bứt phá trong lúc dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được khống chế hoàn toàn. Cùng với cuộc vận động này và sau hàng loạt cảnh báo về các ứng dụng học trực tuyến, họp trực tuyến không an toàn với người sử dụng, mới đây Liên minh doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp họp online đã giới thiệu 1 sản phẩm có thể sử dụng an toàn khi họp trực tuyến. Ông Trần Kiêm Dũng - Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn mở và Dịch vụ FDS – 1 trong 6 thành viên Liên minh doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp CoMeet (gọi tắt là Liên minh CoMeet) sẽ giới thiệu về giải pháp giúp các cơ quan, doanh nghiệp có thể họp trực tuyến an toàn, trong khi vẫn phải nâng cao sự chủ động phòng chống các nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid-19.
Hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm nay được đánh giá có mức độ gay gắt và khốc liệt, thậm chí là vượt mốc lịch sử năm 2016, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp- một trong những thế mạnh của vùng. Báo cáo của ngành nông nghiệp cho thấy, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ước tính làm thiệt hại khoảng gần 39.000 ha diện tích sản xuất lúa, cùng nhiều diện tích cây trồng khác... Trước tình hình này, các chuyên gia nhấn mạnh, sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL phải tính đến bài toán thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khâu nghiên cứu, chọn tạo giống, cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm ra những giải pháp công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật...
- Covid-19 tác động chuỗi cung ứng, khẳng định tiềm năng chuyển đổi số.- Thời điểm vàng để doanh nghiệp củng cố thị trường nội địa.- Phụ nữ Hà Nội kết nối tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live