UBND tỉnh Bình Dương vừa công bố ứng dụng "Bình Dương số" với chức năng chủ yếu là cung cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thông qua nền tảng này, người dân và doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cùng rất nhiều tiện ích khác. Tại sao Bình Dương lựa chọn việc triển khai ứng dụng tích hợp trên di động? Điều này có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình chuyển đổi số đưa Bình Dương trở thành một thành phố thông minh? Nội dung này được chúng tôi đề cập trong chương trình hôm nay với sự tham gia của PV Thiên Lý – thường trú Đài TNVN tại TPHCM.
Mở cửa biên giới và công tác giám sát dịch bệnh- Lực lượng Quản lý thị trường chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa, đặt mục tiêu trở thành lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7- Đảng Cộng hòa chia rẽ tại Hạ viện Mỹ- Các tổ chức tín dụng triển khai mạnh Chiến lược chuyển đổi số
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2023 là "Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới", dứt khoát phải xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Vậy cần làm gì để 2023 này thực sự là năm dữ liệu số như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế, làm đứt gãy chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản. Nhưng với tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm, nhiều thanh niên nông thôn đã ứng dụng chuyển đổi số, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận.
Năm 2021 qua đi đã để lại nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành nông nghiệp, song đại dịch COVID-19 dường như tạo nên “sức bật” cho quá trình chuyển đổi số ở nông thôn trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này được thể hiện rõ nhất khi khoảng 10 triệu dân nông thôn bị giãn cách xã hội vì dịch bệnh, song vẫn có thể kinh doanh nông sản nhờ việc ứng dụng công nghệ. Những nỗ lực chuyển đổi số của thanh niên nông thôn cũng là một trong những cách làm góp phần thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp.
- Thúc đẩy chuyển đổi số tài chính đến nông thôn, vùng sâu,vùng xa.-Cải cách môi trường kinh doanh- lo trước mắt đừng quên đường dài.
“Là trung tâm kinh tế- tài chính chủ đạo của nền kinh tế với xấp xỉ 20% GDP và 10% dân số của cả nước, TP.HCM mang một trọng trách to lớn nhằm tạo nên động lực có sức đột phá lớn cho cả nước trong thời kỳ hậu COVID-19”. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế tại Hội nghị gặp gỡ người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến cho sự phát triển bền vững của TP.HCM diễn ra chiều 14/12.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết đã tiết kiệm được 50.000 ngày công mỗi năm nhờ số hóa quy trình, đó chính là hiệu quả ban đầu khi chuyển đổi sang số hóa quy trình tài chính kế toán và kinh doanh, dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn tiết kiệm thêm được hơn 43 tỷ đồng/năm chi phí in ấn và nhân công; Hơn 30.000m2 diện tích kho lưu trữ hồ sơ giấy và giảm 50%-80% thời gian thực hiện công việc... Số hóa thành công 2 quy trình nghiệp vụ này cũng giúp EVNNPC “phẳng hóa” giới hạn về không gian, vị trí địa lý giữa các phòng, ban, đơn vị, các địa phương trải dài trên 27 tỉnh/thành khu vực phía Bắc.
Giải pháp thúc đẩy triển khai Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.- Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng - Bước tiến lớn trong năm 2021.
UBND thành phố Đà Nẵng đoạt giải “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”.- Iran và các cường quốc nối lại đàm phán tại Áo nhằm cứu vãn thỏa thuận năm 2015.- Trung Quốc kịch liệt lên án việc Anh và Australia cùng một số nước "theo chân Mỹ" tẩy chay Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 và Paralympic tại Bắc Kinh.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live