Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý, việc ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Qua đó, việc truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển thương mại điện tử đang từng bước giúp cho các sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao…
"Năm Dữ liệu số quốc gia 2023" - là năm phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra những giá trị mới. Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã phê duyệt kế hoạch hành động trọng tâm cho "Năm Dữ liệu số quốc gia 2023". Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã phê duyệt kế hoạch triển khai với nhiều hoạt động nhằm quản trị dữ liệu trên môi trường đặc biệt này. Bắt nguồn từ thực tiễn như thế nào để tới nay từ cấp vĩ mô cho đến tầm doanh nghiệp đều quan tâm tạo lập, khai thác nguồn dữ liệu số? Cần những điều kiện gì để dữ liệu số được tạo lập nhanh-chuẩn xác và được khai thác hiệu quả cho tăng trưởng, phát triển? Chương trình hôm nay góp phần diễn giải cụ thể nội dung này.
“Chuyển đổi số không thể một người, không thể một tổ chức, một nước, một Chính phủ làm được. Chuyển đổi số là công cuộc cần sự tham gia của tất cả mọi người. Tài nguyên số còn hơn “mỏ vàng”, cả thế giới đều đang nỗ lực tạo lập và tranh thủ khai thác. Đây là tài nguyên của tư duy và dành cho tư duy sáng tạo”. Đó vừa là yêu cầu, vừa là mong muốn của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 vừa bế mạc ngày 25/5 với chủ đề “Khai phá sức mạnh dữ liệu số, tiến vào tương lai chuyển đổi số”. Đó cũng chính là thông điệp gửi tới cộng đồng Startup Việt Nam. Chương trình có sự tham gia bàn luận, chia sẻ kinh nghiệm của ông Nguyễn Tử Quảng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn công nghệ BKAV, Chủ tịch Ủy ban phát triển trí tuệ nhân tạo, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA); anh Nguyễn Văn Thành – Nhà sáng lập, Giám đốc Công nghệ Công ty Cổ phần công nghệ mạng Lancs việt Nam (Lancs network); cùng tham vấn từ ông Mai Duy Quang – Phó Chủ tịch VINASA, phụ trách khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch chuyển đổi số vào năm 2021, đến nay qua 2 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người sử dụng.
“Với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn góp phần giảm hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa việc trung hòa carbon ngành năng lượng nói riêng và trung hòa carbon nói chung đến 2050, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới”. Đây là thông tin đáng chú ý tại Diễn đàn “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050” do Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức sáng nay (26/05) tại Hà Nội.
- Chuyển đổi số thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững - Chợ phiên “vắng” dần bát rượu
Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Khung Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước nhằm góp phần đổi mới phương thức và hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành của các các cấp, các ngành, từ phương thức truyền thống sang dữ liệu số.
Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Bình Định tập trung đầu tư thực hiện chuyển đổi số. Việc đẩy mạnh số hóa dữ liệu và ứng dụng phần mềm vào lĩnh vực y tế đã giúp bệnh nhân và người nhà giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà. Số hóa dữ liệu cũng đang giúp các trung tâm y tế tuyến huyện và các bệnh viện ở tỉnh này kết nối được với các dịch vụ khác ở địa phương.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch chuyển đổi số vào năm 2021, đến nay qua 2 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua đó đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người sử dụng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live