Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đến năm 2025. Kế hoạch thực hiện Hiệp định là cơ sở pháp lý để tổ chức, thực hiện kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của các tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc khai thác từ nước ngoài cập cảng Việt Nam để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản qua lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định. - Vậy khi tham gia Hiệp định PSMA, Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào? - Khách mời: Bà Nguyễn Thị Trang Nhung - Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế - Cục Kiểm ngư - Bộ Nông nghiệp và triển nông thôn.
Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) yêu cầu các bên tham gia tăng cường kiểm soát cảng để ngăn chặn hải sản đánh bắt IUU tiếp cận thị trường và có những tác động sâu rộng đối với sức khoẻ nghề cá. Hiện tại, nhiều quốc gia tham gia chung vào một hiệp định ngăn chặn IUU sẽ là hành động phối hợp hiệu quả xuyên khu vực, xuyên quốc gia và xuyên biên giới trên toàn cầu. Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) yêu cầu các bên tham gia tăng cường kiểm soát cảng để ngăn chặn hải sản đánh bắt IUU tiếp cận thị trường và có những tác động sâu rộng đối với sức khoẻ nghề cá. "Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) đánh dấu bước ngoặt hợp tác quốc tế chống khai thác IUU của ngành thủy sản” như thế nào? - Khách mời: Bà Nguyễn Thị Trang Nhung - Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế - Cục Kiểm ngư - Bộ Nông nghiệp và triển nông thôn.
Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết phức tạp, bất thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của các đối tượng nuôi trồng thủy sản ở các địa phương ven biển, đặc biệt là vùng Đồng Bằng song cửu Long - nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đối khí hậu. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cần phải thích ứng, đảm bảo ổn định sản xuất mang lại hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Trong đó con giống giữ vai trò quan trọng trong thích ứng với biến đổi khí hậu. - Khách mời : Ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng giống và thức ăn thủy sản, Cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả trên các nhóm cây trồng chủ lực quốc gia trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vậy nên sử dụng phân bón như thế nào cho hiệu quả? Đặc biệt phân bón hữu cơ giữ vai trò quan trọng như thế nào với cây trồng? - Khách mời: Bà Hán Thị Hồng Ngân, Trưởng phòng chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật thuộc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau hoa quả, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước đà khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch trong nước và quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ yêu thích công việc này. Lĩnh vực du lịch bao gồm nhiều công việc từ lữ hành, khách sạn, nhà hàng, đầu bếp, các dịch vụ du lịch khác nhau... tùy theo sở thích và khả năng của từng người để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Trước sự hội nhập toàn cầu sinh viên học về du lịch sẽ có cơ hội thực tế và làm việc tại các khách sạn, các hãng lữ hành, các tập đoàn nghỉ dưỡng lớn trong nước và quốc tế như thế nào? - Khách mời: Bà Trịnh Thị Thu Hà - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.
Đang phát
Live