- Chấm dứt tình trạng “1 bệnh viện 2 chế độ”.- Để sông hồ không còn là những kênh chứa nước thải.- Anh – EU nỗ lực tháo gỡ bế tắc trong đàm phán Brexit.- Chống chuyển giá doanh nghiệp FDI – cần Kiểm toán Nhà nước vào cuộc.- Các nước thận trọng mở cửa trở lại du lịch
- Tiếp Đại sứ Nhật Bản nhận nhiệm vụ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam sẵn sàng đón các chuyên gia, nhà đầu tư Nhật Bản.- Các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ đang trải qua đợt nắng nóng kéo dài nhất trong 27 năm. Trong khi đó, hơn 6.000 hộ dân ở tỉnh Bình Định đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.- Lần đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phẫu thuật thay khớp háng thành công cho cụ bà 103 tuổi.- Việc liên lạc qua điện thoại giữa Hàn Quốc với Triều Tiên đã không thể thực hiện được. Các cơ quan chức năng Hàn Quốc đang phân tích động thái cắt đứt liên lạc của phía Triều Tiên.- Căng thẳng trong quan hệ giữa Australia và Trung Quốc tiếp tục lan sang lĩnh vực giáo dục khi hôm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc vừa cảnh báo sinh viên nước này không nên sang Australia học vào tháng 7 tới.
Những hành động liên tiếp của Trung Quốc đã và đang gây thêm căng thẳng tình hình Biển Đông, gây quan ngại lớn trong giới chuyên gia và học giả quốc tế. Để tìm hiểu rõ hơn, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nga phỏng vấn Luật sư Alexander Molotnikov – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp lý châu Á, Trường Đại học tổng hợp quốc gia Lô-mô-nô-xốp, Liên bang Nga.
Ngày 25/5, trong khuôn khổ chuyên mục “Góc nhìn học giả quốc tế về Biển Đông”, phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ đã phỏng vấn Phó Đô đốc Pradeep Chauhan, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ, mở đầu loạt bài phỏng vấn các học giả nước ngoài về các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Trong chuyên mục Vấn đề Quốc tế hôm nay, chúng tôi tiếp tục cung cấp thêm góc nhìn của một chuyên gia Australia về nội dung này. Những hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại bởi Trung Quốc đã lợi dụng lúc cả thế giới đang tập trung mọi nguồn lực vào cuộc chiến chống Covid-19 để tiếp tục đẩy mạnh các hành động sai trái ở Biển Đông. Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia, ông Michael Shoebridge, Giám đốc Chương trình quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia, thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia, một trong những cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu của Australia cho biết, các quốc gia cần lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc.
- Làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng xâm hại trẻ em?- Tiếp tục làm rõ nghi vấn Công ty Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam để được miễn truy thu thuế 400 tỷ đồng.- Chuyên gia Australia: Các nước cần lên tiếng trước hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.- Bao giờ chấm dứt nạn cát tặc trên sông Bồ, Thừa Thiên Huế?- Sân khấu TP.HCM nỗ lực thu hút khán giả sau dịch Covid-19.- Mỹ lần đầu tiên đưa phi hành gia lên vũ trụ trong gần một thập kỷ qua.
- Thêm một ngày nữa nước ta không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Khoảng 20 chuyên gia nước ngoài đi chuyên cơ đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) hôm nay và sẽ được đưa đi cách ly tại các khách sạn có tính phí.- Bắt đầu từ hôm nay, nhiều khu cách ly của TPHCM vận hành trở lại, sẵn sàng tiếp nhận người nhập cảnh.- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và các địa phương khẩn trương rà soát, thẩm định lại việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ chống dịch Covid-19.- Bộ Công Thương lại kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo từ ngày 1/5 tới. Trong khi đó, từ hôm nay, doanh nghiệp có thể tiếp tục đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo với hạn ngạch hơn 53 nghìn tấn trên hệ thống của hải quan.- Số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc 3 triệu với hơn 211 nghìn ca tử vong.- Giới chức Hàn Quốc kêu gọi thận trọng khi đưa tin về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong bối cảnh có nhiều đồn đoán xung quanh tình hình sức khỏe của người đứng đầu đất nước này.- Bình luận về sự cần thiết phải cải cách thể chế kinh tế, cắt giảm điều kiện kinh doanh nhằm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
“Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa nhằm đánh lạc hướng dư luận vừa nhằm đẩy mạnh chiến lược Tứ Sa đầy tham vọng”. Đó là nhận định của chuyên gia nghiên cứu Biển Đông ông Lucio Blanco Pitlo III, nghiên cứu viên tại Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á-Thái Bình Dương khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN. Hành động của Trung Quốc đã khiến giới nghiên cứu lo ngại về những bước đi tiếp theo của nước này trên biển Đông. Tiếp theo loạt bài “Bước đi sai trái mới của Trung Quốc ở Biển Đông”, Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ, có cuộc trao đổi với ông Lucio Blanco Pitlo III, nghiên cứu viên tại Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á-Thái Bình Dương về những nội dung này:
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về biển Đông, việc Trung Quốc phê chuẩn thành lập cái gọi là “khu Tây Sa” và “Khu Nam Sa” trực thuộc "thành phố Tam Sa", tỉnh Hải Nam là hoàn toàn không có giá trị pháp lý vì những lý do sau:
Theo chuyên gia Trung Quốc, những ca Covid-19 không triệu chứng do đã bị nhiễm virus nên có khả năng lây sang người khác, nhưng mức độ lây lan thấp hơn bệnh nhân thông thường. Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh đưa tin
Với khả năng lây lan nhanh chóng và mức độ gây thiệt hại cao về người tại nhiều vùng tâm dịch trên toàn cầu, virus SARS-CoV-2 đến nay vẫn là một "bí ẩn". Trong chia sẻ mới đây với truyền thông, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, đây là loại virus rất ngoan cố, do vậy cần kéo dài hơn thời gian điều trị kháng virus. Tin của phóng viên Đài TNVN tường trú tại Bắc Kinh
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)