Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, do khó khăn về tiếp tế đạn pháo, Tư lệnh chiến dịch đã phát động phong trào “Đoạt dù lấy đạn” “Lấy vũ khí của địch để đánh địch”. Phong trào này đã trở thành một trong những phương châm hành động của bộ đội ta trong chiến đấu, nhờ vậy đã khắc phục được tình trạng thiếu đạn, vũ khí chiến đấu và góp phần quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 70 năm trước. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN từ nhân chứng lịch sử, những chiến sĩ Điện Biên từng trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ
Chính phủ chấp thuận cho UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng gần 15ha đất để thực hiện Dự án Khu dân cư - tái định cư Long Hậu 3 trên địa bàn huyện Cần Giuộc.- Sơn La có nhiều đóng góp vào Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.- Toàn án nhân dân Quảng Nam tuyên án sơ thẩm 40 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng hơn 20.000 tỷ đồng.- Dự báo nắng nóng gay gắt tại cả 3 miền đợt nghỉ lễ 30/4 và mùng 1/5. Đây là hiện tượng thời tiết chưa từng xảy ra trong 10 năm trở lại đây.- Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, căng thẳng ở Trung Đông đe dọa nỗ lực kiểm soát lạm phát toàn cầu.- Campuchia thu giữ hơn 3 tấn ma túy trong 4 tháng đầu qua.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc thế kỷ 20. Để làm “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” đó, cả nước đã đoàn kết, kiên cường chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đóng góp sức người, sức của trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và 56 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng. Là địa phương được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Quân dân một lòng tiêu diệt quân địch” trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Thái Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tri ân các chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ đó “định vị” trách nhiệm của các thế hệ hiện tại, viết tiếp những“thiên sử vàng” của dân tộc. Ghi nhận của Văn Hải- phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
70 năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng những ký ức hào hùng về những tháng ngày vô cùng khó khăn vất vả để làm nên chiến thắng chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu vẫn in đậm trong tâm trí những người lính năm xưa trên quê hương đất Tổ. Sau chiến thắng lịch sử đó, có người tiếp tục vững tay súng để tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, người về quê hương làm kinh tế, nhưng ở vị trí nào những người lính năm xưa vẫn luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Phóng sự của Minh Long ghi nhận về những chiến sĩ Điện Biên năm xưa nêu gương trong thời bình.
Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp quan trọng, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc ngay trên mảnh đất quê hương.
70 năm trước quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, là ngọn cờ cổ vũ các dân tộc thuộc địa trên thế giới đấu tranh giành độc lập, tự do. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về phát huy giá trị, bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Năm 1954, chiến thắng chấn động địa cầu mang tên Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn ký hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ (Geneve), công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Lào, Việt Nam, Campuchia, công nhận địa vị hợp pháp của lực lượng cách mạng Lào. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Lào.
Sáng nay, tại Hà Nội diễn ra Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3/2024) với chủ đề “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”.
Cách đây tròn 70 năm trước (07/3/1954), quân và dân tỉnh Kiến An (TP Hải Phòng ngày nay) đã giành chiến thắng vang dội trong trận tập kích vào sân bay Cát Bi, phá hủy gần 60 máy bay và nhiều phương tiện, vũ khí của thực dân Pháp. Chiến thắng Cát Bi đã chặt đứt cầu hàng không tiếp viện cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ, góp phần thúc đẩy nhanh sự sụp đổ và tan rã của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hình ảnh “Cát Bi rực lửa” cũng là một trong những biểu tượng tự hào của quân và thành phố Cảng anh hùng.
Tối nay (13/2), tức Mùng 4 Tết Giáp Thìn 2024, tỉnh Bình Định tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2024).
Đang phát
Live