- Biến thể mới Sars Cov 2 – Kịch bản nào để Việt Nam ứng phó?”- Sau chỉnh sửa, công trình Panorrama Hà Giang “bề thế” hơn - trách nhiệm thuộc về ai?- Nhìn lại 10 năm “làn sóng Mùa Xuân A- rập” và tương lai khu vực.- Năm 2020-Thị trường chứng khoán Việt Nam vượt COVID-19 một cách ngoạn mục.- Tăng trưởng GDP 2,91% - Việt Nam tăng trưởng kinh tế Top đầu thế giới năm 2020.- Vùng Tây Nam siết chặt tuyến biên giới phòng chống dịch Covid-19.- Hàn Quốc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào sản xuất nông nghiệp.
Ngay khi xuất hiện ca mắc Covid-19 mới tại TPHCM, rất nhiều người dân thành phố đã đổ xô tìm mua khẩu trang để thực hiện các biện pháp chống dịch bệnh. Tin của Lệ Hằng, phóng viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP.HCM.
Sự việc một khách sạn tại Hà Nội để nhân viên tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 trong thời gian cách ly tại đây đã khiến dư luận “dậy sóng” hồi đầu tháng, thì ngày hôm qua, thông tin ca bệnh số 1347 lây nhiễm từ bệnh nhân 1342 do ở cùng phòng tại khu cách ly đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tâm lý chủ quan, dễ dãi, không tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch. Bài học từ những vụ bùng phát dịch trước đây cho thấy, tâm lý chủ quan sẽ là nguồn cơn phát tán, lây lan dịch bệnh nguy hiểm ra cộng đồng. Vậy cần làm gì để chấm dứt tâm lý này? Biện pháp nào để xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm nguyên tắc phòng chống dịch?BTV Thúy Ngà trao đổi với TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ.
Trong 250 ngày đêm “chống dịch như chống giặc”, cùng với các lực lượng chủ lực khác, những thầy thuốc, nhân viên y tế đã là những chiến sỹ tuyến đầu trên mặt trận phòng chống dịch, đặc biệt, khi dịch bệnh trở lại vào cuối tháng 7 vừa qua, cả đất nước lại dồn sức ngày đêm để kiểm soát dịch..... Vì vậy, phần 1 của chương trình có chủ đề “30 ngày cân não chống dịch Covid 19”. Xin trân trọng giới thiệu khách mời thường xuyên đồng hành trong công tác phòng chống dịch là PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ đầu năm đến giờ khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Đối mặt với tình trạng mất việc, người lao động đều trông chờ vào một điểm tựa, đó là: bảo hiểm thất nghiệp. Đây được coi là chiếc “Phao cứu sinh” trong mùa dịch bệnh. Tuy nhiên, khôngphải ai cũng nắm thông tin đầy đủ về chế độ Bảo hiểm thất nghiệp và còn nhiều lúng túng trong chuẩn bị các giấy tờ để giải quyết chế độ Bảo hiểm thất nghiệp được nhanh, gọn. Làm thế nào khắc phục những khó khăn này? Đây là nội dung chúng tôi trao đổi với vị khách mời là bà Vũ Thị Thanh Liễu – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội trong chương trình hôm nay.
Sáng nay (26/9), tại Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, các sở ban ngành thành phố Đà Nẵng đều cho rằng nhờ minh bạch thông tin nên người dân chủ động ủng hộ công tác phòng chống dịch. Nhờ đó, Đà Nẵng kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh sốt xuất huyết tăng cao ở tỉnh Bến Tre. Đây là một trong 10 địa phương đang bùng phát mạnh dịch bệnh này ở khu vực phía Nam. Hiện nay, chính quyền và các ngành, đoàn thể cùng người dân tỉnh Bến Tre đang khẩn trương phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. PV Nhật Trường phản ánh.
Trước tình hình dịch Covid-19 tái bùng phát diễn biến phức tạp và ngày càng nguy cấp, cả nước hướng về tâm dịch ở Đà Nẵng. Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 thường xuyên họp trực tuyến với thành phố Đà Nẵng để nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo triển khai công tác chống dịch. Lực lượng tinh nhuệ từ khắp nơi được đưa về tâm dịch, hỗ trợ thành phố Đà Nẵng nhanh chóng dập dịch, hạn chế tối đa sự lây lan ra các tỉnh lân cận và trên phạm vi toàn quốc. Chính sự có mặt kịp thời này đã giúp Đà Nẵng bình tĩnh vượt qua đỉnh dịch... Tiếp tục loạt bài “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại” của Nhóm Phóng viên Đài TNVN tại miền Trung, trong chương trình hôm nay, chúng tôi phát sóng bài 2 với nhan đề “Chia lửa” ở tâm dịch Đà Nẵng”.
Cuối tháng 7 vừa qua, sau 99 ngày cả nước không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, dịch Covid-19 đã tái bùng phát và tâm dịch là thành phố Đà Nẵng. 0 giờ ngày 24/7, Bệnh viện C Đà Nẵng thực hiện cách ly, khởi đầu cho cuộc chiến chống Covid-19 đầy cam go. 0 giờ ngày 28/7, thành phố Đà Nẵng thắt chặt các biện pháp cách ly nghiêm ngặt chưa từng có. Đà Nẵng bước vào đợt chống dịch thứ 2 căng thẳng và nguy cấp hơn trước. Hơn một tháng gian nan chống dịch, bây giờ Đà Nẵng đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 và từng bước nới lỏng giãn cách xã hội. Nhóm phóng viên Hải Sơn, Minh Hoa, Kim Thu và Thành Long, thường trú tại miền Trung ghi lại những câu chuyện chưa từng xảy ra trên mảnh đất này qua loạt bài: “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại”. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài đầu tiên với nhan đề “Đà Nẵng gồng mình chống dịch Covid-19 tái bùng phát”.
Từ 0h sáng nay (5/9) TP Đà Nẵng chính thức chuyển trạng thái áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Thành phố cho phép nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được bán hàng trở lại; cơ sở lưu trú, khách sạn được đón khách; phương tiện vận tải hành khách công cộng được hoạt động nhưng có điều kiện; được tập trung nơi công cộng nhưng không quá 20 người. PV Thanh Hà và Vinh Thông thường trú khu vực miền Trung phản ánh không khi buổi sáng đầu tiên nới lỏng giãn cách xã hội tại TP Đà Nẵng.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)