Trong Dự thảo Phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII có nêu: cần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với xã hội. Một trong những điểm mới của Dự thảo Văn kiện lần này là “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố “hạnh phúc” của nhân dân. Những năm qua, nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về nâng cao chất lượng cuộc sống, là một trong những nước đầu tiên hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo trước 10 năm. Điều đáng mừng là trong các đại hội Đảng bộ các địa phương vừa rồi, dù thể hiện ở các góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, thì nhiều địa phương đã đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, thể hiện qua Chỉ số hạnh phúc của người dân phải được nâng lên, bao gồm: thu nhập cao hơn, tiếp cận các dịch vụ xã hội thuận lợi hơn, đảm bảo đời sống tinh thần tốt hơn… Song để đạt được mục tiêu đó, còn cần phải làm rất nhiều việc và cũng không thể trong ngắn hạn. Chuyên mục Việt Nam hùng cường hôm nay phóng viên Đài TNVN có bài viết đề cập nội dung này.
Sáng nay (21/12), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi “Nhóm cải tiến năng suất chất lượng ngành Công Thương năm 2020”. Các Nhóm giải pháp được Hội dồng giảm khảo đánh giá cao, được nhiều doanh nghiệp học hỏi và ứng dụng vào thực tiễn, như “Nghiên cứu - Cải tiến - Tổ chức sản xuất: Bộ giáo án đào tạo phương pháp may cơ bản bằng hình ảnh các chủng loại sản phẩm: Sơ mi, Veston, Quần âu” của Tổng Công ty May 10 hay “Nhân rộng mô hình cải tiến năng suất 5S từ văn phòng ra lưới điện” của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc...
Nhờ chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 11 tháng, giải ngân vốn đầu tư công đã được đẩy mạnh, đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020. Để thực hiện mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay, các Bộ ngành, địa phương đã và đang đề ra nhiều giải pháp đột phá.
Với gần 100 triệu dân, lại đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sản xuất và tiêu dùng. Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam luôn coi trọng thị trường nội địa - là một thế chân kiềng, “bệ đỡ” trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Thời gian qua đã có rất nhiều chương trình được triển khai có hiệu quả, từ xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đến phát triển thị trường, xây dựng hệ thống trung tâm thương mại hiện đại, chợ truyền thống; Từ chương trình “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến “Đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa”; rồi “Mỗi địa phương - xã, phường một sản phẩm” (OCOP)… Bà Lê Việt Nga- Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương và biên tập viên Nguyên Long cùng trao đổi về việc nâng cao chất lượng các chương trình hàng Việt để chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Hàng chục nghìn doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, thông qua việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và công nghệ) tổ chức, hôm nay, tại Hà Nội. Tin của phóng viên Tạ Lan.
- Cần làm gì để nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở?- Nâng cao chất lượng hòa giải viên ở cơ sở: Nhìn từ thực tế ở Hà Tĩnh và Kon Tum.
- Quản lý thị trường Lạng Sơn: ngăn chặn, bắt giữ hơn 5 tạ nầm lợn nhập lậu chuẩn bị lên bàn nhậu.- Đắk Lắk: Phát hiện quán cà phê kinh doanh thuốc lá điện tử chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.- Vụ việc rượu kém chất lượng, không đảm bảo an toàn tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - chính quyền địa phương nói gì?- Hà Nội: Thu giữ hơn 7 tấn vải kháng khuẩn nhập lậu để làm khẩu trang.
Tự chủ tài chính được xem là chính sách “cởi trói” cho các đơn vị y tế công lập, thoát khỏi cảnh trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước, từng bước chủ động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, vẫn gặp phải những khó khăn, thách thức, cần sớm được giải quyết.
- Nghị định mới sẽ mở rộng hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam và hứa hẹn tạo thêm hàng hóa có chất lượng cho thị trường chứng khoán.- Nhận định của chuyên gia về diễn biến đáng chú ý trên thị trường năng lượng và dầu thô của thế giới.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)