Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị trên thế giới, Thương hiệu quốc gia Việt Nam vẫn được đánh giá là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới, với mức tăng 74% trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 tiếp tục tăng 11,1% so với năm 2021 (từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD), đưa Việt Nam lên vị trí thứ 32 trong top 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003, đến nay qua gần 20 năm phát triển đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu. Nhân kỷ niệm 15 năm Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 20/4 hằng năm là ngày Thương hiệu Việt Nam, PV Nguyên Long phỏng vấn ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương về những kết quả đạt được cũng như ý nghĩa của chủ đề "Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh" - Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023:
Năm 2022 là năm đầu tiên cả nước triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn vốn của chương trình này đã góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer. Hiện nay, một số dự án đã đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho hộ thụ hưởng, từ đó mang lại sự phấn khởi rất lớn trong từng phum sóc. Phóng sự sau đây của CTV Trọng Danh thực hiện tại xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nơi có gần 58% bà con Khmer sinh sống.
Sáng 08/04, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ QH về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 năm 2014 và Nghị quyết số 51 năm 2017 của QH về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên. Tham dự buổi làm việc có Bí thư trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hưng Yên.
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình 1719) với mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống với vùng đồng bằng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tại các địa phương về nội dung trong tiểu dự án 1, dự án 9, thuộc Chương trinh mục tiêu quốc gia 1719 vẫn còn vướng mắc, bất cập khi áp dụng đối với thôn bản tập trung đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù.
Ngày 17/3/2023, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023. Tham dự buổi lễ có đại diện Bộ Công Thương, Hội Nhà báo Việt Nam, các tổ chức hội, hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng cùng đông đảo nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước.
Tối 5/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình “Áo dài - Bản sắc văn hóa Việt” và trao Giải thưởng “Chi hội Phụ nữ tiêu biểu năm 2022” nhân kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ Việt Nam (8/3).
Thành Đoàn Đà Nẵng vừa phối hợp với Tỉnh Đoàn Quảng Nam tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2023, với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi” tại xã La Dêê, La Êê, Chơ Chun, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023) hướng đến người dân, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại khu vực biên giới.
Kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về văn hóa Việt Nam", tối qua (28/2), tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Đề cương về văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử". Chương trình gồm 3 chương: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"; "Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa"; "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn", chương trình nghệ thuật đặc biệt đã mang đến nhiều cảm xúc đối với công chúng.
Từ năm 2015, Chương trình Kích cầu đầu tư của TP.HCM đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, hơn 2 năm nay, chương trình bị “ách” lại khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến với gần 140 nghìn vụ việc- thông tin được nêu tại Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 diễn ra sáng qua. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo: Năm 2023- cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các lực lượng để dự báo sát, xác định trọng điểm.- Xây dựng các chương trình, kế hoạch chuyên đề, cao điểm để đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đang phát
Live