
Dự Hội nghị Quân chính toàn quân, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả chính sách Quốc phòng 4 không, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.- Cử tri và Nhân dân lo lắng tình hình giá cả nhiều mặt hàng cùng nguyên vật liệu đều biến động tăng gây khó khăn cho việc sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.- UBTVQH đồng ý việc bắt tạm giam, tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Lê Thanh Vân.- Nhà nước sẽ đầu tư trục tiếp vào những công trình hoặc hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật nhằm đảm bảo ổn định lâu dài cho các vùng chuyên trồng lúa.- Vòng đàm phán mới về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza hôm nay được nối lại tại Doha, Cata.- Mưa lớn kỷ lục trong 200 năm tại Hàn Quốc khiến 5 người chết.
Chính sách tiền tệ thực chất là tổng thể các biện pháp, công cụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt được các mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô. Năm nay, trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả nhằm tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 14 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tại hội thảo công bố "Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2024" tổ chức sáng nay (20/6/2024), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra nhận định "Kinh tế nước ta trong năm 2024 có thể diễn biến theo 2 kịch bản". Kịch bản 1, tăng trưởng GDP 2024 ở mức 5,85%, lạm phát ở mức 4,5; Kịch bản thứ 2 là điều chỉnh chính sách tăng GDP 2024 ở mức 6.01%. Các nội dung liên quan đến “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” cũng được các đại biểu tập trung bàn thảo, phân tích làm rõ những cơ hội, thách thức và tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới. Hai thách thức chính trong chuyển đổi năng lượng ở nước ta vẫn là cơ sở hạ tầng và kinh phí.
- Những nguy hiểm rình rập trẻ em trên môi trường mạng. - Một số biện pháp hạn chế trẻ tiếp cận với các nội dung 18+ trên mạng. - Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng - Nhân Tháng Hành động vì trẻ em
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có đủ điều kiện để tổ chức chính quyền đô thị và bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, có tính động lực và lan tỏa. Từ các căn cứ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đó, việc xây dựng một Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong bài đầu tiên của Loạt bài “Cơ chế đặc thù nào cho Đà Nẵng tăng tốc phát triển”, chúng tôi đã phân tích những điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của Đà Nẵng những năm gần đây. Vậy cơ chế đặc thù và chính sách vượt trội nào giúp thành phố Đà Nẵng tăng tốc trong thời gian tới?. Bài 2 của loạt bài này với nhan đề: “Chính sách vượt trội nào cho Đà Nẵng tăng tốc phát triển”, phân tích nội dung này.
Kết quả kiểm phiếu sau cuộc tổng tuyển cử kéo dài 6 tuần ở Ấn Độ cho thấy, liên minh cầm quyền do đảng Nhân dân Ấn Ðộ (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi dẫn dắt đã giành chiến thắng. Điều này đồng nghĩa Thủ tướng Modi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh hai nhiệm kỳ vừa qua, Ấn Độ đã đạt những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội, tăng cường vị thế quốc gia....Chính phủ mới sẽ được thành lập ở Ấn Độ từ ngày 16-6 tới trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng giữa các cường quốc. Vì thế, chính quyền Ấn Độ có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức cả trong và ngoài nước. Để có những góc nhìn cụ thể hơn về đất nước Ấn Độ sau cuộc bầu cử này, PV Phan Tùng – thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phân tích vấn đề này.
Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức chung kết cuộc thi "Meeting with PM 2024". Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Meeting with PM 2024 tập trung vào tinh thần tự lực, tự cường của nền kinh tế, đòi hỏi sự khéo léo vận dụng, tranh thủ những cơ hội và nguồn lực từ bên ngoài để phát huy, tích tụ và tăng trưởng nội lực. Tại vòng chung kết có sự góp mặt của 5 đội chơi gồm PMA (Học viện Tài chính); IBECOM (Trường ĐH Ngoại thương); HN2H và BLOOM (Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội); MENTORA+ (gồm các thành viên của Trường ĐH Ngoại thương và ĐH Công nghiệp Hà Nội). Bằng sự nỗ lực, sáng tạo và tự tin ở các phần thi, đội MENTORA+ đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân và giành giải thưởng cao nhất có tổng giá trị là 100 triệu đồng.Qua bốn năm tổ chức, Cuộc thi Meeting with PM đã thu hút sự quan tâm và tham gia của hơn 5.000 học sinh và sinh viên trong và ngoài nước, với hơn 100 đội thi đăng ký. Cuộc thi không chỉ là một sân chơi để các bạn trẻ thể hiện khả năng tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề, mà còn là cơ hội để họ tiếp cận và hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề kinh tế thực tiễn thông qua lăng kính chính sách, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Một trong những điểm nổi bật của cuộc thi Meeting with PM chính là cơ hội để các đội thi gặp gỡ và giao lưu trực tiếp với những nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp hàng đầu. Những trải nghiệm này rất có giá trị trong việc hình thành nên một thế hệ trẻ có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề kinh tế một cách toàn diện, sáng tạo và đổi mới, chuẩn bị tốt cho tương lai nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành và trực tuyến với 63 tỉnh, thành về một số dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 quy định về giá đất, về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Đây là những nội dung hết sức quan trọng trong Luật Đất đai 2024.
Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra tại toạ đàm “Đối thoại chính sách: Ổn định thị trường Vàng; Giữ vững vĩ mô; Tạo đà phục hồi trong bối cảnh thế giới bất định” tổ chức sáng nay (17/5) có tới 10 điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024 với cả những điểm sáng, và cả những áp lực tới ổn định vĩ mô, những yếu tố khiến sự phục hồi kinh tế năm 2024 của Việt Nam chưa thực sự bền vững, đòi hỏi phải có giải pháp điều hành mạnh mẽ, nhưng cần phù hợp và linh hoạt. CTV Minh trang và Thuỳ Dung thông tin:
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng.- Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ 2024, nhiều ý kiến đề xuất giải pháp thúc đẩy các nhà khoa học trẻ khởi nghiệp từ kết quả nghiên cứu.- Cảnh báo tỷ lệ người mắc bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa với tỷ lệ 30% người 35-65 tuổi và 60% người trên 65 tuổi mắc bệnh này.- Cảnh sát Italia phát hiện vụ lừa đảo tín dụng thuế trị giá hàng tỷ euro.- Thêm một tổ chức của Australia bị tấn công mạng quy mô lớn.
Đang phát
Live