Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2024, Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh việc “triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tuyệt đối không để thiếu điện, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả”. "Tăng cường các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, góp phần đảm bảo điện cao điểm mùa khô 2024 ở miền Bắc" là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ngày 9/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 66 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41 ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong tình hình mới. Cùng nhìn nhận những cơ hội và thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân của nước ta và gợi mở một số giải pháp để thực hiện hiệu quả chương trình hành động của Chính phủ đối với công tác xây dựng đội ngũ doanh nhân trong tình hình hiện nay với khách của chương trình là Tiến sỹ Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ bàn biện pháp kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.- Quốc hội thảo luận về đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.- Hạng mục đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành đóng điện.- Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga tuyên bố kiểm soát cuộc xung đột Ucraina, tránh nguy cơ leo thang và lan rộng.- Giá vàng thế giới giảm mạnh.- Google ký thỏa thuận trả 100 triệu đô-la Canada hằng năm cho các hãng tin tức Canada để được miễn Đạo luật Tin tức Trực tuyến.
Chính phủ quyết định Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp vào ngày 1/7/2025.- Trong 5 tháng qua, các nhà cung cấp nước ngoài như Meta, Google, Youtube, TikTok… đã nộp hơn 4000 tỷ đồng tiền thuế.- Phá đường dây sản xuất hơn 50.000 giấy tờ giả cho khách hành trên cả nước, thu lời bất chính 190 tỷ đồng.- Khai mạc Festival Huế 2024: vươn lên thành diễn đàn khu vực của hội tụ và giao lưu văn hóa quốc tế.- Trong phần tin quốc tế: Các nước ASEAN nhấn mạnh nhu cầu hợp tác để khai thác lợi ích của AI.
Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên Chính phủ.- Kết thúc chất vấn thuộc lĩnh vực công thương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu xây dựng luật công nghiệp trọng điểm, chương trình công nghiệp hỗ trợ, tập trung phát triển công nghiệp thông minh.- An toàn thông tin trong thời kỳ bùng nổ trí tuệ nhân tạo – Thách thức mới cho vấn đề bảo vệ dữ liệu.- Nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc có hiện tượng sấm sét. Trong đó, nhiều khu vực tại Hà Nội ghi nhận sấm sét dày đặc.- Căng thẳng giữa Israel và Liban ngày càng nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa hai bên.- Nhộn nhịp hoạt động mua vàng qua máy bán tự động tại Hàn Quốc.
Kết quả kiểm phiếu sau cuộc tổng tuyển cử kéo dài 6 tuần ở Ấn Độ cho thấy, liên minh cầm quyền do đảng Nhân dân Ấn Ðộ (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi dẫn dắt đã giành chiến thắng. Điều này đồng nghĩa Thủ tướng Modi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh hai nhiệm kỳ vừa qua, Ấn Độ đã đạt những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội, tăng cường vị thế quốc gia....Chính phủ mới sẽ được thành lập ở Ấn Độ từ ngày 16-6 tới trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng giữa các cường quốc. Vì thế, chính quyền Ấn Độ có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức cả trong và ngoài nước. Để có những góc nhìn cụ thể hơn về đất nước Ấn Độ sau cuộc bầu cử này, PV Phan Tùng – thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phân tích vấn đề này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Chính phủ thường kỳ tháng 5.- Các địa phương phát động Tháng hành động vì trẻ em. Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 cho trẻ em trên toàn quốc cũng được thực hiện bắt đầu từ hôm nay.- Đà Nẵng đề xuất những chính sách tạo điều kiện thuận lợi phát triển hệ sinh thái bán dẫn, vi mạch và trí tuệ nhân tạo.- Tại Đối thoại Shangri La hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh sự hợp tác chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.- Hamas tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Ixraen về đề nghị ngừng bắn mới, để đổi lấy việc phóng thích các con tin ở Gaza. Cộng đồng quốc tế ủng hộ động thái này, coi đây là cách tốt nhất để chấm dứt xung đột.- Ấn Độ củng cố vị thế nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh bậc nhất thế giới.
Bài 2 loạt bài "Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR): Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế".- Xanh hóa bao bì: Xu hướng tất yếu để phát triển bền vững.
“Khi doanh nghiệp tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”, đã có rất nhiều lợi ích đạt được cho cả doanh nghiệp, ngành điện và nhà nước. Trong đó, lợi ích đáng kể nhất đó là góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô khi nhu cầu điện tăng cao. Đó là nội dung bài đầu tiên trong loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn được phát sóng trong chương trình hôm qua. Và, mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007, nhưng đến nay, chương trình này vẫn đang được thực hiện theo hình thức “phi thương mại”, hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện tham gia, hỗ trợ của khách hàng qua sự kêu gọi của các đơn vị điện lực, “Cần cơ chế để doanh nghiệp tham gia Quản lý nhu cầu điện/điều chỉnh phụ tải điện” (DSM/DR) là nội dung bài 2, cũng là bài cuối của loạt bài này.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Đang phát
Live