- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao Giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” toàn quốc năm nay cho 37 công trình, giải pháp sản phẩm sáng tạo tiêu biểu.- Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục bị ngập lụt nghiêm trọng, hàng nghìn người dân lại đối mặt với hiểm nguy do mưa lũ.- Thỏa thuận thương mại giữa Liên minh Châu Âu và Anh nếu không đạt được, doanh nghiệp hai bên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rào cản thuế quan.- Một sản phụ Singapore sinh con có kháng thể COVID-19.
- Việt Nam đạt mức xuất siêu kỷ lục hơn 20 tỷ đô la Mỹ trong 11 tháng qua, dù trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.- Nước trên các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận đang lên, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị tại các tỉnh vừa nêu và khu vực Tây Nguyên.- Thủ tướng Campuchia xác nhận, dịch Covid-19 đã lây nhiễm ra cộng đồng nước này.- Iran chỉ đích danh Ixraen là thủ phạm gây ra cái chết của nhà khoa học hạt nhân nước này khiến quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng.
- Thanh tra Chính phủ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và người dân quận 2 vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết các khiếu nại về ranh giới quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.- Hôm nay là ngày lễ mua sắm hàng năm, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại, thậm chí các sàn thương mại điện tử đã giảm giá mạnh để kích cầu mua sắm.- Trung Quốc chính thức trở thành quốc gia có công nghệ hạt nhân hiện đại.- Hàn Quốc đối mặt với làn sóng Covid-19 không triệu chứng.
Hiện tại, có hàng chục nghìn người Việt Nam đang tham gia học tập và làm việc Nhật Bản và nhu cầu muốn học tập và làm việc tại Nhật Bản cũng vẫn gia tăng. Vậy trước dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến học tập, làm việc cũng như cuộc sống tại Nhật? Khách mời là ông Shibata - Phó Giám đốc Trung tâm Nhật ngữ Yuki.
Hiện tại, có hàng chục nghìn người Việt Nam đang tham gia học tập và làm việc Nhật Bản và nhu cầu muốn học tập và làm việc tại Nhật Bản cũng vẫn gia tăng. Vậy trước dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến học tập, làm việc cũng như cuộc sống tại Nhật? Khách mời là ông Shibata - Phó Giám đốc Trung tâm Nhật ngữ Yuki.
- Nhà Văn Bình Ca và cuốn tiểu thuyết vừa ra mắt độc giả đó là tác phẩm “Đi trốn”.- Brazil ra mắt thuốc xịt tác dụng nhanh để loại bỏ virus SARS-Cov2.- Bộ sách “199 mấy - Hồi ấy làm gì?” của nhóm tác giả Trang Neko và X. Lan.- Anh Lê Trung Thông, giám đốc và sáng lập công ty thu gom, tái chế vỏ hộp sữa với mong muốn gìn giữ, trả lại cho các em nhỏ môi trường xanh, sạch đẹp.
- Doanh nghiệp logistic Việt Nam phục hồi tích cực sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát ở nước ta.- Nhận định của chuyên gia về diễn biến cần chú ý trên thị trường hàng hóa thế giới trong các phiên giao dịch tuần này.
Cách đây 15 năm, vào ngày 22/11/2005, sau cuộc tổng tuyển cử, bà Angela Merkel trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước Đức. Khi đó, không một ai có thể ngờ rằng vị chính khách xuất thân từ Đông Đức sẽ bền bỉ điều hành đất nước qua 4 nhiệm kỳ. Một số nhà quan sát nhận định, điểm mạnh của bà Merkel không phải ở “tầm nhìn xa” mà là ở việc quản lý và giải quyết bất cứ tình huống khó khăn, hay bất cứ cuộc khủng hoảng nào bằng sự bình tĩnh, tỉnh táo và khoa học. Trong thời gian cuối cùng của nhiệm kỳ thứ 4, bà Merkel tiếp tục chứng tỏ bản lĩnh của một “bà đầm thép”, một “nhà quản lý khủng hoảng” khi đối diện với những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra.
- Trong phiên thảo luận đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều nhà lãnh đạo thế giới đều nhấn mạnh: cùng với kiểm soát dịch Covid-19, các nước cần tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới, duy trì các chuỗi cung ứng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm, trang thiết bị y tế.- Khai mạc Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Khởi nghĩa Nam Kỳ - Ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam" tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giới thiệu bản Truyện Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn mang nhiều giá trị lịch sử đặc sắc, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.- Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông. Đây được xem như nỗ lực cuối cùng trong việc bảo vệ thành quả ngoại giao của chính quyền Mỹ suốt 4 năm qua tại điểm nóng thế giới mà nước Mỹ có nhiều ảnh hưởng.- Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, tổng số ca mắc trên toàn cầu chuẩn bị chạm mốc 58,5 triệu, khiến gần 1 triệu 400 nghìn người thiệt mạng.
Trong khi Mỹ và châu Âu vẫn mắc kẹt trong “vũng lầy” kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, các nền kinh tế lớn ở châu Á vừa công bố những chỉ số cho thấy kinh tế đã bắt đầu phục hồi. Đây thực sự là tín hiệu lạc quan khi các dự đoán trước đó cho rằng, đa số nền kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ đối mặt với tương lai tăng trưởng khó khăn trong phần còn lại của 2020. Câu hỏi đặt ra là đà phục hồi hiện nay liệu có bền vững? Mô hình phục hồi của các nền kinh tế lớn ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia sẽ theo hướng nào?
Đang phát
Live