
VOV1 - Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được thiết kế theo tư duy “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” và “phân cấp, phân quyền mạnh mẽ để khơi thông các nguồn lực phát triển đất nước.
Ngay sau khi trở thành Tổng thống đắc cử, ông Donald Trump đã ngay lập tức bắt tay vào xây dựng bộ máy chính quyền mới bằng việc đề cử nhân sự vào nhiều vị trí quan trọng. Khác với nhiệm kỳ đầu tiên khi bản thân ông Donald Trump chưa có sự chuẩn bị cho việc trở thành Tổng thống của nước Mỹ, lần này, việc trở lại Nhà Trắng đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, vì thế việc bổ nhiệm những vị trí nhân sự đầu tiên của ông Donald Trump đã diễn ra khá nhanh chóng. Có thể thấy, những gương mặt được đề cử đều là các trợ lý và đồng minh từng ủng hộ ông Donald Trump mạnh mẽ nhất trong chiến dịch tranh cử vừa qua như bà Elise Stefanik làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, Susie Wiles làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, Mike Waltz (Maik Goan) làm Cố vấn An ninh quốc gia… Giới phân tích nhận định những gương mặt đầu tiên trong bộ máy của ông Donald Trump hé lộ cách tiếp cận cứng rắn trong hàng loạt vấn đề như quan hệ Mỹ - Trung, kiểm soát dòng người di cư…
Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã ở mức báo động đỏ, với những chỉ số về ô nhiễm thường xuyên ở tốp đầu thế giới. Bầu không khí của 2 đô thị lớn nhất nước luôn trong tình trạng cảnh báo đỏ và tím, trong khi đó nguồn gây ô nhiễm lại không ngừng gia tăng. Đây là những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Các báo cáo cũng chỉ rõ, ô nhiễm không khí vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội, TP.HCM tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, nhất là khi có sự kết hợp giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù với sự gia tăng các nguồn phát thải ô nhiễm không khí. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cần có giải pháp gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí của thủ đô? Chương trình hôm nay, chúng tôi trao đổi với Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và PGS.TS Phạm Bích San, Thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa Indonesia, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân sẽ tham dự Lễ nhậm chức của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Prabowo Subianto và tiến hành một số hoạt động song phương tại Indonesia từ ngày 19 đến ngày 21/10/2024. Điều này có ý nghĩa quan trọng, tiếp nối đà phát triển hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước thời gian qua, đồng thời đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước hướng đến mốc son 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang có chuyến thăm Đông Nam Á với các điểm đến là Philippines, Singapore và Lào, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tổ chức các cuộc hội đàm song phương. Trong chuyến công du 6 ngày, dự kiến sẽ 8 Hội nghị Thượng đỉnh song phương giữa Hàn Quốc và lãnh đạo các nước trong khu vực. Sau khi nhậm chức Tổng thống vào tháng 5-2022, ông Yoon Suk Yeol đã công bố Sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN, trong đó đưa ra danh sách khoảng 100 hạng mục hợp tác mà bất kỳ quốc gia ASEAN nào cũng có thể theo đuổi với Hàn Quốc. Chuyến công du lần này của nhà lãnh đạo Hàn Quốc được cho sẽ là bước hiện thực hóa sáng kiến này, đồng thời thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Hàn Quốc với các quốc gia Đông Nam Á.
Chiều nay (30/9), UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ khai trương, phát động cài đặt, sử dụng 2 ứng dụng di động phục vụ cán bộ, công chức, viên chức và người dân, hướng đến hoàn thành mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử vào cuối năm 2025. Đó là ứng dụng di động dành cho cán bộ, công chức, viên chức gọi tắt là G-Quảng Ngãi và ứng dụng phục vụ người dân, tổ chức là C-Quảng Ngãi.
Nhằm khuyến khích phát triển xã hội số, để người dân khai thác hiệu quả dịch vụ, nền tảng số, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang tích cực thực hiện mô hình “thôn, ấp thông minh”, đồng thời xác định đây là khâu đột phá về chuyển đổi số của địa phương trong năm 2024.
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có đủ điều kiện để tổ chức chính quyền đô thị và bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, có tính động lực và lan tỏa. Từ các căn cứ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đó, việc xây dựng một Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong bài đầu tiên của Loạt bài “Cơ chế đặc thù nào cho Đà Nẵng tăng tốc phát triển”, chúng tôi đã phân tích những điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của Đà Nẵng những năm gần đây. Vậy cơ chế đặc thù và chính sách vượt trội nào giúp thành phố Đà Nẵng tăng tốc trong thời gian tới?. Bài 2 của loạt bài này với nhan đề: “Chính sách vượt trội nào cho Đà Nẵng tăng tốc phát triển”, phân tích nội dung này.
Thưa quý vị và các bạn! Sau vụ cháy chung cư mini ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào tháng 9 năm 2023 khiến 56 người tử vong và hàng chục người bị thương thì cách đây mấy ngày lại xảy ra vụ cháy căn nhà cho thuê trọ ở phường Trung Kính, quận Cầu Giấy khiến 14 người tử vong và 6 người bị thương càng khiến người dân thêm lo lắng, bất an và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác phòng cháy, chữa cháy, để không còn xảy ra những vụ cháy thương tâm như vậy.
Theo cơ quan khí tượng thủy văn, hiện nay là giai đoạn cao điểm khốc liệt nhất của nắng nóng, hạn mặn ở vùng ĐBSCL, tình trạng này còn kéo dài đến giữa tháng 4 nhưng mức độ nhẹ hơn. Những ngày qua, chính quyền và người dân trong vùng đã khẩn trương, quyết liệt với những giải pháp công trình, phi công trình đã đem lại hiệu quả tích cực. Thiệt hại do hạn mặn bước đầu so với trước đây giảm nhiều và “trận chiến” với thiên tai đang tiếp tục diễn ra.
Đang phát
Live