Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn thúc đẩy hợp tác chiến lược, lâu dài với Tập đoàn dược phẩm Pfizer trong lĩnh vực dược phẩm, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực y tế cho Việt Nam.- Gần 300 cán bộ và học viên của Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng lên đường hỗ trợ TPHCM và các tỉnh, thành phố phía Nam chống dịch.- Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương chủ động nhiều phương án cung cấp hàng hoá tại Tp HCM trước mọi tình huống.- Tỉnh Ninh Thuận vào cuộc xác minh vụ việc sử dụng bộ hồ sơ giả hoàn thành điều trị F0, để qua các chốt kiểm soát một cách an toàn.- Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên tới Hàn Quốc, để chuẩn bị hội đàm với những người đồng cấp Hàn Quốc và Nga nhằm tìm cách đưa Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.- Một đoàn xe chở công dân Trung Quốc bị tấn công tại Pakistan.- Trong chương trình có bài cuối trong loạt 3 bài “Bình yên cho mỗi bản làng vùng cao: Sơn La quyết tâm chuyển hóa địa bàn phức tạp về An ninh trật tự” của nhóm phóng viên cơ quan thường trú Đài TNVN khu vực Tây Bắc với nhan đề: “Sơn La- Để bản làng mãi bình yên”
Sau cuộc họp cuối giờ chiều 27/07, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị ban hành danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì quy định chỉ lưu thông “hàng hóa thiết yếu” như hiện nay. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - Trưởng ban chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP.HCM và khu vực phía Nam, cho biết, mặc dù Chính phủ đã quy định rõ danh mục các mặt hàng thiết yếu, tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng, mỗi địa phương lại có cách hiểu khác nhau, vì vậy, Bộ Công Thương đề xuất thay vì quy định chỉ lưu thông “hàng hóa thiết yếu”, Chính phủ cần quy định danh mục hàng hóa “cấm lưu thông”. Nếu đề xuất này được thông qua, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần chiếu theo danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế kinh doanh. Các hàng hóa, dịch vụ còn lại không nằm trong danh sách này sẽ được xếp vào diện thiết yếu và được cấp “thẻ xanh” để lưu thông tại địa phương, hoặc từ địa phương này sang địa phương khác. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, cho biết:
Lào Cai: kiểm tra cửa hàng mang tên "Gì cũng có" thu giữ hơn 400 sản phẩm nhập lậu.- Nghệ An: Bắt giữ 2 xe tải đang bốc xếp khoảng 12 tấn quặng thiếc.- Hà Nam: quyết định khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán thuốc đông y gia truyền, thực phẩm chức năng giả.- Tổ công tác đặc biệt Bộ Công thương yêu cầu Bách Hóa Xanh khắc phục ngay những sai sót trong kinh doanh.
Đợt dịch covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã và đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng. Hiện nay, dịch covid-19 đã xuất hiện ở 58/63 tỉnh, thành trong cả nước. Ngay trong ngày hôm qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 16 đối với 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (bao gồm cả TP Hồ Chí Minh). Nhìn lại thời gian qua, có thể thấy, mặc dù đã có sự chủ động trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, tuy nhiên, ở nhiều nơi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh những ngày gần đây vẫn xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, thậm chí đã có tình trạng người dân không tiếp cận được với nguồn thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày… Nguyên nhân do đâu? Những vấn đề gì đặt ra - cần phải tháo gỡ trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho vùng dịch - nhìn thực tế từ TP Hồ Chí Minh? Nội dung này được bàn luận trong 45 phút của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương và ông Nguyễn Duy Minh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh):
Tại buổi họp báo về tình hình công nghiệp, thương mại 5 tháng đầu năm do Bộ Công Thương tổ chức chiều 17/6/2021, đã có rất nhiều câu hỏi liên quan đến công tác đảm bảo điện, việc giảm giá điện, giảm tiền điện Đợt 3 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19, việc trình Dự án Quy hoạch điện 8 cũng như công tác kiểm tra các dự án điện mặt trời…
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị phải xây dựng kịch bản cụ thể cho cấp, ngành, đơn vị mình ứng phó hiệu quả với dịch bệnh COVID-19.- Ngành công thương khẳng định đảm bảo nguồn cung, không có hiện tượng tích trữ và khan hiếm hàng hóa tại các địa phương.- 36 địa phương chưa hoàn thành thu thập thông tin điều tra cơ sở hành chính.- Bê-la-rút chính thức ký sắc lệnh về bảo vệ chủ quyền và cấu trúc hiến pháp.- Ngày của Mẹ được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới theo những cách thức phù hợp với điều kiện dịch COVID-19.
- Tiếp tục kỳ họp thứ 11, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đã kiến nghị xử lý tài chính gần 354 nghìn tỷ đồng.- Sau phản ánh của Đài TNVN trong chương trình Theo dòng thời sự phát sóng sáng 8/3 trên Kênh Thời sự VOV1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương xem xét lại Dự thảo Quy hoạch điện 8 cho phù hợp với phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.- Người từ Hải Dương về Hải Phòng không phải cách ly y tế. Tỉnh Quảng Ninh dỡ bỏ hoàn toàn các chốt kiểm dịch ra, vào địa phương.- Tiếp tục công tác tìm kiếm 11 nạn nhân ở Thủy điện Rào Trăng 3.- Bán đảo Triều Tiên dậy sóng khi Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo ra biển Nhật Bản, Mỹ-Hàn Quốc họp khẩn. Đây là vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên của Triều Tiên trong vòng 1 năm qua.- Liên minh châu Âu – EU họp Thượng đỉnh nhằm giải quyết vướng mắc nguồn cung vắc-xin ngừa Covid-19, mối quan hệ căng thẳng với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và tương lai quan hệ đồng minh với Mỹ.
- Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu.- 10 xã, phường ở thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương tái thiết lập trạng thái cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.- Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trong hệ thống tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.- Liên đoàn các quốc gia A-rập phản đối sự can thiệp của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ vào các vấn đề nội bộ của các nước A-rập.- Australia yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) xem xét lại quyết định ngăn chặn việc vận chuyển vaccine AstraZeneca phòng dịch Covid-19 tới nước này.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã nêu rõ định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước được thể hiện rõ trong Báo cáo chính trị: Đến năm 2025 - là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 - là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 - trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Báo cáo chính trị của Đảng đã cụ thể hóa 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030. Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng” theo hướng bền vững, phải “xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, vững mạnh, gồm những ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp mũi nhọn gắn với công nghệ thông minh” cũng như khẳng định vai trò của công tác hội nhập kinh tế quốc tế… Chuyên mục Câu chuyện thời sự số đầu tiên của năm mới Tân Sửu hôm nay có chủ đề: “Những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong phát triển kinh tế năm 2021 và giai đoạn tới” - qua phỏng vấn giữa PV Nguyên Long
- Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong phát triển kinh tế năm nay và giai đoạn tới.- Thế khó của NATO với quyết định rút quân khỏi Afganistan.- Nông dân xuống đồng: sản xuất đi đôi với phòng, chống dịch.- Công nghệ thực tế ảo: Cơ hội cho các gia đình ly tán do chiến tranh Triều Tiên.
Đang phát
Live