VOV1 - Việc tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào thiết kế và sản xuất chip bán dẫn đang thu hút những khoản đầu tư khổng lồ và định hình lại toàn bộ ngành công nghiệp này thông qua nâng cao hiệu suất và tạo cơ hội mới cho các trung tâm công nghệ đang phát triển trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
VOV1 - Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản cho biết, trong năm 2025 này sẽ tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn. Đây là mục tiêu trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhật Bản, đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội cho các đối tác chiến lược, trong đó có Việt Nam.
Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang được nhận định có nhiều tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, góp phần giúp nước ta tạo đột phá thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Một trong những chìa khóa để nước khai mở cơ hội vàng này chính là xây dựng được nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng.
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.- Một số doanh nghiệp da giày lớn đã ký được hợp đồng đến giữa năm nay. Mục tiêu đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép và túi xách của Việt Nam sẽ đạt 38 - 40 tỷ USD.- Đan Mạch, Hy Lạp, Pakixtan, Panama và Somalia bắt đầu đảm trách cương vị thành viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.- Cơ quan điều tra Hàn Quốc khó khăn khi thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeo liên quan đến lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng 12/ 2024.
Theo Quyết định số 1017 ngày 21/9/2024 phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050", đến năm 2030, nước ta sẽ đào tạo 50.000 kỹ sư trong ngành công nghiệp bán dẫn. Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào để đào tạo nhanh nguồn nhân lực về các công nghệ mới trong thời điểm công nghệ thay đổi nhanh chóng như hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…
Từng là nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới thập niên 80-90 của thế kỷ trước, giờ đây Nhật Bản đang nỗ lực để lấy lại vị thế, làm “hồi sinh” ngành công nghiệp chất bán dẫn nội địa, giảm sự phụ thuộc vào các nước khác cũng như xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, mới đây, Thủ tướng Ishiba Shigeru đã công bố Kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó nhấn mạnh “phục hưng và phát triển công nghiệp bán dẫn là mục tiêu trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhật Bản”. Nhận diện cơ hội và thách thức của Nhật Bản với tham vọng trở lại là Trung tâm bán dẫn toàn cầu - Góc nhìn của PV Tuấn Nhật - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.
Từ 7-8/11/2024, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia NIC, cơ sở Hòa Lạc sẽ diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 – SEMIExpo Viet Nam 2024 với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” do NIC phối hợp cùng Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI) tổ chức. PV Xuân Lan thông tin:
Tại Thành phố NewYork, nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới dự và phát biểu tại toạ đàm với chủ đề “Tăng cường hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.”
Bài toán vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng cao tốc- Nguy cơ chậm tiến độ Cao tốc Tuyên Quang- Hà Giang- Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Phát biểu tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, để tận dụng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến các nước khu vực châu Á đặt trụ sở, nhà máy. Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Đang phát
Live