Thủ tướng Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tuyên Quang.- Hội thảo Tìm giải pháp phục hồi, phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới.- Cải cách môi trường kinh doanh: lo trước mắt đừng quên đường dài là khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế.- Cảnh báo hạn mặn đến sớm tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.- Các nhà lãnh đạo trên thế giới đưa ra thông điệp Giáng sinh, động viên người dân vượt khó trong bối cảnh biến chủng mới Omicron đã xuất hiện ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.- Nga cáo buộc Liên minh châu Âu đang biến dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” thành “con cờ chính trị”.
Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa được tỉnh Thái Nguyên triển khai trên diện rộng. Qua đó khó khăn về khoảng cách địa lý từ vùng miền núi đến miền xuôi đã được ngắn lại, góp phần hay đổi tập quán sinh hoạt, sản xuất của bà con.
Để ngành công nghiệp hỗ trợ phát huy hết tiềm năng, cần xây dựng hệ thống kinh tế tuần hoàn theo hướng công nghiệp sinh thái. Đây là nội dung tại hội thảo Quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý Khu Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng Công nghệ cao do Sở công thương TP.HCM tổ chức sáng 24/12.
Lực lượng QLTT liên tiếp phát hiện thực phẩm không rõ nguồn gốc; hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng; mỹ phẩm không hóa đơn trị giá hơn 1,5 tỉ đồng.- Hải Dương: Triệt phá cơ sở dùng "công nghệ xô chậu" sản xuất mỹ phẩm.
- Bão số 9 gây thiệt hại ở một số địa phương ven biển.- Bến Tre - khuyến khích người dân trữ nước ngọt trong mùa hạn mặn.- Cách chăm sóc hoa tươi phục vụ thị trường Tết sớm.- Đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều khó khăn.
Trong làn sóng COVID-19 lần thứ 4, nhiều doanh nghiệp lao đao, khủng hoảng, thậm chí phá sản,… song các doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển, khi có mức tăng trưởng ấn tượng gần 10%. Tính đến nay, cả nước có khoảng 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, riêng tổng mức doanh thu trong năm nay đã lên tới 135 tỷ đô-la Mỹ. Làm thế nào để các doanh nghiệp công nghệ số trở thành động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số? Tại Diễn đàn quốc gia Doanh nghiệp Công nghệ số, các doanh nghiệp công nghệ số được giao trọng trách thực hiện các nền tảng số Make in Việt Nam, để tạo thành Hệ sinh thái chuyển đổi số cho người Việt.
Công nghệ thông tin đã và đang từng ngày góp phần thay đổi diện mạo giáo dục vùng cao của Lào Cai. Việc được sử dụng máy tính vào học tập của học sinh vùng cao không còn là mơ ước xa vời.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp một số doanh nghiệp hàng đầu Thụy Sĩ, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại đây.- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hoạt động nghiên cứu phải gắn với ứng dụng và phát triển công nghệ, gắn với sản xuất, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.- Tây Nguyên và Nam Trung Bộ sắp xuất hiện đợt mưa lũ, nhiều vùng biển cảnh báo nguy hiểm.- Thêm nhiều nước kiểm soát người từ một số quốc gia miền Nam châu Phi do lo ngại biến thể Omicron.- Quần đảo Solomon yên bình trở lại sau 3 ngày xảy ra các cuộc biểu tình dẫn tới bạo loạn đường phố
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và khu vực, ngành BHXH xác định cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng được các yêu cầu tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT trong tình hình mới. Vì vậy, những năm qua, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, theo đó đã xây dựng các phần mềm nghiệp vụ bao phủ hầu hết các hoạt động của Ngành.
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố cho thấy, trong hai năm 2018 và 2019, Việt Nam tăng 10 bậc và đứng thứ 67 trên thế giới. Còn trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ công bố: Việt Nam vẫn duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu- xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế, và trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Đây là những thành tựu đáng ghi nhận cho thấy chúng ta đã nhận thức được tầm quan trong của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển của đất nước. Tuy vậy, trong các báo cáo về KHCN và đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ ở Việt Nam được công bố mới đây, các chuyên gia nhận định: trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế để tiến tới trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi chúng ta phải tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ. Nhưng cũng có một thực tế là hiện 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa- tiềm lực còn nhiều hạn chế thì việc đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Cơ chế “đột phá” nào giúp doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo? Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời. - Ông Nguyễn Đức Hoàng- Phó cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ). - Tiến sĩ Phạm Thu Hiền– Chuyên gia Mạng lưới nghiên cứu Data61, trực thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ của Khối thịnh vượng chung Australia. - Ông Trương Vĩnh Thành- Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai (An Giang).
Đang phát
Live