Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ dưa hấu tăng cao dịp Tết, nhiều nông hộ ở Cà Mau đã trồng dưa phục vụ thị trường. Đối với vùng ngọt hóa, việc trồng dưa không khó nhưng trên địa bàn tỉnh Cà Mau phần nhiều là đất nhiễm mặn. Ông Huỳnh Hoàng Anh (ở xã Đông Thới, huyện Cái Nước, Cà Mau) đã sáng tạo ra cách khắc phục đất mặn, trồng dưa đạt hiệu quả cao hơn.
Chăn nuôi trâu, bò hay các loại gia cầm đang được người dân ở các tỉnh thành trên cả nước đầu tư, phát triển. Trung bình mỗi con trâu, bò trưởng thành có giá từ vài chục triệu đồng một con. Đây là tài sản lớn của nhiều gia đình ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, với cách chăn thả trâu bò trên núi cao không kịp phòng tránh rét hoặc phòng tránh không đúng cách khiến trâu bò bị chết gây thiệt hại kinh tế. Dự báo, thời tiết mùa Đông năm nay ở các vùng miền núi vẫn sẽ xảy ra những đợt rét đậm, rét hại nếu không có biện pháp phòng tránh rét cho gia súc, gia cầm thì nguy cơ vật nuôi chết rét vẫn có thể xảy ra. - Khách mời: Tiến sĩ Phạm Thùy Linh - Phòng Chăn nuôi - Thú y - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đạ K’Nàng vươn lên thoát nghèo nhờ đa dạng hóa cây trồng. - Chuyên mục Khuyến nông đồng hành với nông dân sẽ giới thiệu về mô hình trồng rau màu trái vụ cho thu nhập cao tại tỉnh Sơn La. - Mùa vàng trên núi đá. - Nông thôn mới tạo hiệu quả cho công trình thuỷ lợi Nam Sông Thương.
Đạ K’Nàng là xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của huyện nghèo Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Những năm gần đây, nhờ mạnh dạn thay đổi tư duy trong canh tác, đưa nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất để thay thế các diện tích cà phê già cỗi cho năng suất thấp, thu nhập của người dân đã tăng lên rất nhiều so với trước. Không chỉ đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, mà Đạ K’Nàng còn nhanh chóng hoàn thành xã nông thôn mới và đang tiếp tục xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.
Nắng hạn kéo dài thời gian qua khiến hàng ngàn ha cây trồng tại các tỉnh miền núi Bắc Kạn, Cao Bằng bị ảnh hưởng, nhiều diện tích có nguy cơ mất trắng. Các địa phương này đang khẩn trương áp dụng các biện pháp ứng phó nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp của bà con.
Với sự cần cù, chịu khó áp dụng khoa học kỹ thuật, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, anh Thạch Chanh Đô Ra, dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng hằng năm có doanh thu từ việc trồng lúa, trồng dừa, nuôi bò, cá, rắn ri voi … lên tới vài trăm triệu đồng. Anh cũng là một trong những nông dân điển hình trong phát triển kinh tế của huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Hiện tỉnh Trà Vinh đang thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn. Cũng từ đó ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, đời sống của người dân nông thôn, trong đó có đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc.
Bây giờ đang là cao điểm mùa khô, cũng là cao điểm mùa chống hạn cho sản xuất nông nghiệp ở Đắk Lắk, nhất là cho cây cà phê chủ lực. Ngành nông nghiệp địa phương đã chủ động các phương án đảm bảo nguồn nước, phương tiện máy móc và cải tiến công nghệ để tưới nước tiết kiệm nhất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu, ngành nông nghiệp và các địa phương tỉnh Yên Bái đang tích cực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký mã số vùng trồng và coi đây là tấm “hộ chiếu” để đưa sản phẩm nông sản của tỉnh ra thị trường khó tính, đặc biệt là thị trường quốc tế.
- Một năm ngành tôm Cà Mau vượt khó để tăng trưởng. - Hỗ trợ ngư dân ứng phó với thiên tai và gió mạnh trên biển. - Giải pháp nâng cao vai trò hợp tác xã trong giai đoạn mới. - Cây vụ đông: trồng chất lượng, bán dễ dàng. - Phòng chống rét đậm, rét hại cho cây trồng, vật nuôi.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live