Trong khuôn khổ chuyến thăm Ba Lan, phát biểu tại cuộc gặp với Tổng thống nước này, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (21/02) một lần nữa khẳng định sức mạnh to lớn và tinh thần đoàn kết giữa các thành viên NATO , mong muốn hai bên sẽ tăng cường đoàn kết và thống nhất trên các mặt trận, đặc biệt là trong việc đảm bảo an ninh ở châu Âu.
Ngày 20/02, sau chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine, Tổng thống Mỹ J.Biden đã đến Ba Lan. Theo kế hoạch, tại đây ông sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và phát biểu trước các nhà lãnh đạo các nước sườn phía đông của NATO. Theo các chuyên gia Nga, trọng tâm nỗ lực của NATO đang chuyển đến Ba Lan, trong cuộc đối đầu với Nga.
Hôm qua, hàng nghìn người dân thích bơi lội đã tập trung tại một bãi biển ở miền Bắc Ba Lan để tham gia sự kiện bơi lội mùa đông quốc tế lần thứ 20 ở thị trấn Mielno.
Nguồn cung dầu thô của Nga tới Ba Lan thông qua đường ống dẫn dầu Đờ-ru-z-ba (Druzhba) dự kiến sẽ giảm hơn một nửa trong tháng này khi quốc gia châu Âu này kết thúc các thỏa thuận với Moscow.
Ngày 31/1, Ngoại trưởng các nước Ba Lan, Lít-va (Litva), Lát-vi-a (Latvia) và Ét-tô-ni-a (Estonia) đã ký một tuyên bố chung nhằm tăng cường hợp tác về an ninh trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga-U-crai-na (Ukraine) vẫn diễn biến phức tạp.
Ngày 29/11, Cộng hòa Séc và Ba Lan tuyên bố triển khai hạn chế nhập cảnh mới, cũng như thắt chặt các biện pháp về vệ sinh dịch tễ cũng như giãn cách xã hội để ngăn chặn nguy cơ lây lan của biến thể Omicron.
Thủ tướng Ba Lan Morawiecki cho rằng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư đang diễn biến căng thẳng, Ba Lan có thể tính tới biện pháp đóng cửa biên giới với Latvia. Nhiều ý kiến hoài nghi về khả năng hai nước có đủ thực lực để xử lý cuộc khủng hoảng này, trong khi Liên minh châu Âu được cho là chưa có sự hỗ trợ đủ lớn, khiến vấn đề người di cư ở khu vực biên giới Belarus vẫn trong tình thế bế tắc.
Cuộc khủng hoảng di cư ở khu vực biên giới Ba Lan – Bê-la-rút đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi hàng nghìn người từ Syria, Iraq và một số quốc gia Trung Đông khác vẫn đổ về khu vực này để tìm cách vào châu Âu. Trong khi đó, Bê-la-rút tuyên bố các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu khiến nước này không còn khoản tiền cần thiết để ngăn chặn dòng người di cư. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Nga Vladimia Putin vừa tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng di cư này. Sự lên tiếng của Nga được thế giới đặc biệt quan tâm, bởi trước đó, Nga từng là quốc gia bị các nước châu Âu chỉ trích vì có liên quan đến việc người di cư đổ về biên giới Ba Lan – Bê-la-rút, dù Nga kiên quyết bác bỏ. Vậy Nga thực sự có vai trò như thế nào trong câu chuyện này? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga cùng lý giải vấn đề này.
Trong tuần, cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới Belarus - Ba Lan đang diễn biến càng lúc càng căng thẳng. Cuộc khủng hoảng không chỉ tác động tiêu cực đến quan hệ song phương mà còn đang làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa Belarus và Liên minh châu Âu (EU).
Tòa Tư pháp châu Âu ngày 27/10 ra phán quyết phạt Ba Lan 1 triệu Euro mỗi ngày do các tranh cãi giữa chính phủ Ba Lan với Ủy ban châu Âu liên quan đến cải cách tư pháp năm 2017 tại Ba Lan, mà châu Âu cho rằng đe dọa đến sự độc lập của ngành tư pháp tại nước này.
Đang phát
Live