Nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của doanh nghiệp, người dân về sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, sáng nay (27/10/2023), Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Sáng tạo logo và slogan về sản xuất và tiêu dùng bền vững”.
Tối 26/10, xảy ra vụ cháy nhà dân tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 03 người tử vong và 01 người bị thương. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công điện yêu cầu xử nghiêm nếu có vi phạm liên quan vụ cháy. Thời gian qua liên tiếp xảy ra những vụ cháy, làm thiệt hại lớn về người và tài sản, gây hoang mang cho người dân, đặc biệt là người dân sống ở các chung cư. Bên hành lang Quốc hội sáng nay, đại biểu Quốc hội đề nghị, đẩy mạnh tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, nâng cao kỹ năng PCCC, không coi đây là phong trào, mà là nhiệm vụ bắt buộc của các cơ quan, đơn vị, công ty, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.
Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.- Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tài nguyên nước và dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).- Hàng trăm căn nhà bị ảnh hưởng, nhiều hộ dân bắt buộc phải di dời khẩn cấp vì sạt lở bờ sông ở các tỉnh đồng bằng sông cửu Long.- Tân chủ tịch Hạ viện Mỹ Mai Giô-sơn tuyên thệ nhậm chức, đánh dấu kết thúc ba tuần đầy biến động khi Hạ viện thiếu vắng lãnh đạo.- - Các nhà khoa học Braxin thử nghiệm vắc xin điều trị nghiện ma túy.
Sáng 26/10, TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề lý luận, thực tiễn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Hội thảo tổ chức nhằm thực hiện hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lần lấy phiếu tín nhiệm này của Quốc hội khóa 15 có điểm gì mới khi được tiến hành giữa nhiệm kỳ? Làm thế nào để việc lấy phiếu tín nhiệm đạt được kết quả thực chất, công bằng và công tâm, thực sự là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ? Trong Câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của vị khách mời là Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, ngày mai 25/10, các đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có những biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, làm việc cầm chừng đã và đang gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng xấu uy tín của Đảng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.- Đề cập phép thử ngoại giao của Thủ tướng Australia Anthony Albanese trong chyến thăm Mỹ và Trung Quốc.
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương. Tuy nhiên, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong một số cơ quan hành chính nhà nước các cấp vẫn chưa được khắc phục hiệu quả; công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị trong xử lý công việc chưa chặt chẽ, kịp thời, còn trường hợp chậm tham gia ý kiến hoặc tham gia ý kiến nhưng không có chính kiến, quan điểm rõ ràng, kéo dài thời gian xử lý, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc. Để tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký Công điện số 968 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ thực thi công vụ sợ sai, né tránh trách nhiệm. Ở bài 1 loạt bài “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên” của Phóng viên Thanh Hà, thường trú tại miền Trung, Làm thế nào để nhận diện và xử lý đối với những cán bộ, công chức, viên chức này? Mời quý vị và các bạn nghe bài thứ hai với nhan đề “Nhận diện cán bộ sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm”.
Tình trạng sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm đang xảy ra ở một bộ phận không nhỏ cán bộ thực thi nhiệm vụ của thành phố Đà Nẵng, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng và phát triển. Tháo gỡ “điểm nghẽn” này, Thành ủy Đà Nẵng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức vì sự phát triển của thành phố. Từ thực tế ở Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Phóng viên Thanh Hà, thường trú khu vực miền Trung thực hiện loạt bài: “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên”. Bài 1 - “Cán bộ sợ sai: Người dân, doanh nghiệp khổ nhọc đủ đường”.
Theo Báo cáo, tổng số điểm Chỉ số CCHC của Bộ Tư pháp năm 2022 là 90.63/100 điểm – xếp thứ 2/17 Bộ, ngành. Đây là năm thứ năm liên tiếp Bộ Tư pháp duy trì nhóm 3 Bộ dẫn đầu về Chỉ số CCHC cấp Bộ. Tổng giá trị điểm số của Bộ Tư pháp đều tăng đối với điểm chấm qua thẩm định cũng như điểm đánh giá qua điều tra xã hội học. Trong đánh giá Chỉ số CCHC năm 2022, Bộ Tư pháp cũng đạt chỉ số điểm cao, xếp thứ 1/17 Bộ ở nội dung đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Kết quả đó đã tiếp tục phản ánh sự nhìn nhận cũng như ủng hộ của Lãnh đạo, công chức các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo Sở Tư pháp cũng như của các hội, hiệp hội thuộc lĩnh vực quản lý đối với việc thực hiện trên tất cả các lĩnh vực CCHC của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, qua rà soát số điểm trừ của Bộ Tư pháp cũng như qua phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc chấm điểm năm 2022, Văn phòng Bộ nhận thấy trong thực hiện nhiệm vụ CCHC tại Bộ còn một số hạn chế. Trong đó, có 2 lĩnh vực nằm ngoài top 3 vị trí xếp hạng theo lĩnh vực là Cải cách chế độ công vụ (xếp thứ 9/17 Bộ); Cải cách tài chính công (xếp thứ 5/17 Bộ) và Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số (xếp thứ 9/17 Bộ)… Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC của Bộ, trọng tâm là các nội dung đánh giá Chỉ số CCHC, Văn phòng Bộ Tư pháp đề nghị các đơn vị rà soát các nội dung bị trừ điểm tại Chỉ số CCHC năm 2022 của Bộ Tư pháp, rút kinh nghiệm và chủ động hoặc tham mưu Lãnh đạo Bộ các giải pháp để khắc phục. Các đơn vị thuộc Bộ cần đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án, văn bản được giao chủ trì soạn thảo thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chương trình xây dựng văn bản, đề án thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp năm 2023 và hoàn thành đúng hạn việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Đang phát
Live