Với việc bộ sinh phẩm (kit) chẩn đoán COVID-19 do Việt Nam sản xuất được Tổ chức Y tế thế giới công nhận đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, đã giúp Việt Nam dễ dàng xuất khẩu bộ kit này ra các nước trên thế giới. Tuy nhiên xa hơn nữa, từ thành công này, còn mở ra cơ hội để các sản phẩm sinh phẩm y tế chẩn đoán các bệnh khác “made in Vietnam” bước ra thị trường quốc tế. Phóng viên Tạ Lan có bài phản ánh.
Hiện nay, có tới hơn 210 quốc gia đang phải đối mặt với tình hình dịch Covid-19, trong đó cả 10 nền kinh tế lớn của thế giới - cũng là những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam đang là những “tâm dịch”. Việt Nam phải làm gì để phát triển kinh tế trong bối cảnh “bình thường mới” - nghĩa là khi cả nước đã nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội, vừa tập trung phòng, chống dịch covid-19, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội?
- Từ hôm nay, xuất khẩu gạo trở lại bình thường. Doanh nghiệp và nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vui mừng và tất bật chuẩn bị các đơn hàng mới cho đối tác. Giá lúa thu mua cho nông dân cũng đang nhích lên từng ngày.- Ngày Quốc tế lao động năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Tác động của dịch Covid-19 đã khiến hàng trăm triệu người trên toàn cầu mất việc làm. Ở nước ta, công đoàn các cấp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ và hỗ trợ công nhân.- Ghi nhận tại nhiều điểm du lịch lớn của cả nước trong ngày thứ 2 nghỉ lễ: nơi mở cửa trở lại, thực hiện kích cầu thu hút du khách; nơi vẫn đóng cửa tùy theo tình hình dịch bệnh ở mỗi địa phương.- Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn dọa áp thuế bổ sung nhằm vào Trung Quốc liên quan đến đại dịch Covid-19.- Giá dầu tiếp tục tăng khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ chính thức có hiệu lực.
Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, Trung Quốc đang lợi dụng tình hình dịch bệnh để “biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp”. Nhóm phóng viên Hồ Điệp – Minh Hoa phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, người đã nhấn mạnh tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động xấu đến hòa bình ổn định khu vực, nếu Trung Quốc tiếp tục các hành động đơn phương tuyên bố chủ quyền như hiện nay,
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về chủ trương miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm cho giai đoạn 2021-2025.- Lần đầu tiên công bố sách trắng Hợp tác xã ở nước ta, trong đó nhấn mạnh: Hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, với tổng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đạt hơn 220 nghìn tỉ đồng.- Nhiều nước châu Âu thận trọng dỡ bỏ phong tỏa do dịch Covid-19, nhằm làm giảm sức ép đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo nguy cơ dẫn tới một làn sóng lây nhiễm thứ 2.- Đại diện Bộ thống nhất Hàn Quốc có phát ngôn chính thức về tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
- Làm gì để đảng viên cán bộ thực hiện nghiêm túc hơn sự nêu gương?- Đảng bộ xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh với những giải pháp nâng cao sinh hoạt chi bộ.- Gương về một Thầy giáo, Bí thư chi bộ tận tụy với công việc.
Chính phủ Pháp đã sẵn sàng công bố kế hoạch chi tiết cho quá trình dỡ bỏ phong tỏa toàn quốc. Kế hoạch này sẽ được Quốc hội Pháp bỏ phiếu thông qua vào chiều ngày 28/4. Tuy nhiên, các lượng lượng chính trị đối lập trong Quốc hội Pháp đã đồng loạt yêu cầu hoãn cuộc bỏ phiếu này đến sau ngày 29/4. Phóng viên Huỳnh Điệp, cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp đưa tin.
- Thêm một ngày nữa nước ta không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Khoảng 20 chuyên gia nước ngoài đi chuyên cơ đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) hôm nay và sẽ được đưa đi cách ly tại các khách sạn có tính phí.- Bắt đầu từ hôm nay, nhiều khu cách ly của TPHCM vận hành trở lại, sẵn sàng tiếp nhận người nhập cảnh.- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế và các địa phương khẩn trương rà soát, thẩm định lại việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ chống dịch Covid-19.- Bộ Công Thương lại kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo từ ngày 1/5 tới. Trong khi đó, từ hôm nay, doanh nghiệp có thể tiếp tục đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo với hạn ngạch hơn 53 nghìn tấn trên hệ thống của hải quan.- Số ca mắc Covid-19 trên thế giới đã vượt mốc 3 triệu với hơn 211 nghìn ca tử vong.- Giới chức Hàn Quốc kêu gọi thận trọng khi đưa tin về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong bối cảnh có nhiều đồn đoán xung quanh tình hình sức khỏe của người đứng đầu đất nước này.- Bình luận về sự cần thiết phải cải cách thể chế kinh tế, cắt giảm điều kiện kinh doanh nhằm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa có bài viết về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII với nhan đề “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”. Trong bài viết, người đứng đầu Đảng và Nhà nước nêu các yêu cầu chủ yếu nhằm xây dựng Ban Chấp hành Trung ương mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Sau khi đưa ra nhiều tiêu chuẩn cho Ủy viên Trung ương khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: phải vừa có Đức vừa có Tài, trong đó Đức là gốc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng đặc biệt chú ý đến trách nhiệm cá nhân của người đề cử, tiến cử nhân sự Đại hội XIII. Đề nghị làm rõ: Ai là người chịu trách nhiệm trong tiến cử, đề cử. Ghi nhận của phóng viên Lại Hoa:
- Ủy ban TVQH nhất trí cần sửa đổi quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, đáp ứng yêu cầu phát triển.- Việt nam sản xuất thành công sinh phẩm mới, qua đó làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm COVID-19 . Trong khi đó, trong 3 ngày qua nước ta ghi nhận 8 ca dương tính trở lại với Sar CoV2.- 30 tỉnh thành trên cả nước bắt đầu cho học sinh đi học trở lại.- Nhân dịp kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chương trình có bài viết “Bàn Cờ - căn cứ địa của lòng dân Sài Gòn”.- Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, chưa phát hiện động thái bất thường tại Triều Tiên, liên quan đến thông tin sức khỏe của Chủ tịch Kim Jong-un.- Chứng khoán châu Âu và châu Á đồng loạt tăng điểm trong bối cảnh một số nước nới lỏng các biện pháp hạn chế và Ngân hàng trung ương Nhật Bản công bố các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, việc dỡ bỏ phong tỏa vẫn là một vấn đề hóc búa nhất hành tinh hiện nay khi vẫn chưa tìm được vắc-xin hay phương thuốc điều trị hiệu quả nhằm đẩy lùi Covid-19.
Đang phát
Live