Ngoài thành tựu trong công tác phòng chống dịch Covid- 19, trong thời gian qua, các thầy thuốc tại TP Hồ Chí Minh đã gây được tiếng vang lớn khi thực hiện ca đại phẫu phức tạp mổ dính vùng bụng chậu thành công cho cặp song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi. Tại miền Bắc, Bệnh viện phụ sản Hà Nội đã ghi dấu ấn khi thực hiện thành công đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về y học bào thai, thực hiện sàng lọc trước sinh cho hàng vạn em bé, làm chủ nhiều kỹ thuật sản khoa tiên tiến phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Để tìm hiểu về câu chuyện lặng thầm đằng sau những thành công của 2 Bệnh viện tiêu biểu đại diện cho hai thành phố lớn của đất nước cũng như đóng những góp to lớn, giúp hoàn chỉnh những cuộc đời thơ bé, cùng nghe những chia sẻ của hai vị khách mời là Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và TS.BS Trương Quang Định, Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố, thành phố Hồ Chí Minh.
Cả nước hiện có 1.089 cơ sở xếp loại bệnh viện an toàn, bệnh viện an toàn ở mức thấp là 263 cơ sở, bệnh viện không an toàn 28 cơ sở, chiếm 2%... Đáng chú ý vẫn còn 150 bệnh viện, trung tâm y tế chưa tiến hành tự đánh giá hoặc đã đánh giá nhưng không nhập số liệu nên không biết độ an toàn trước phòng chống dịch tại các cơ sở này tới đâu. Vì sao vẫn còn cả trăm bệnh viện an toàn ở mức thấp, hàng chục cơ sở y tế, bệnh viện không đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch? Vướng mắc nằm ở đâu? Hướng xử lý ra sao? Và bài học nào cần rút ra từ sự thất thủ của bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện ở Đà Nẵng trong những đợt dịch vừa qua?
- Tự chủ tài chính các bệnh viện lớn- Công khai, minh bạch phải là yếu tố then chốt. - Vì sao các bệnh về da ngày càng nhiều và khó chữa? Phương pháp nào để điều trị các bệnh về da hiệu quả?
- Nâng khống giá thiết bị y tế - chuyện không riêng ở Bệnh viện Bạch Mai.- Kích cầu du lịch – đừng quên nền tảng du lịch xanh, du lịch bền vững.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam ông Nguyễn Quốc Anh – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ông Nguyễn Ngọc Hiền – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, và bà Trịnh Thị Thuận – Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai về tội “Lợi dụng chức vụ trong thi hành công vụ” theo điều 356 Bộ Luật hình sự 2015. Quá trình điều tra, đã làm rõ hành vi của một số lãnh đạo, cán bộ BV Bạch Mai có hành vi lợi dụng cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế, chủ trương xã hội hóa liên doanh, liên kết mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh, vì động cơ cá nhân làm trái quy định của Nhà nước, quy định của Bộ Tài chính và Bộ Y tế, chấp thuận cho Công ty BMS tham gia đề án, nâng giá thiết bị lên nhiều lần, đẩy giá dịch vụ lên cao nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người bệnh, gây bất bình trong dư luận xã hội. Sai phạm ở Bệnh viện Bạch Mai được nhìn nhận không chỉ là vấn đề về luật pháp mà còn là yếu tố con người. Những người bị khởi tố đã có sự tha hóa, trục lợi ngay trên chính nỗi đau của người bệnh. Vấn đề được bàn luận với sự tham dự của Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng phòng Luật sư Chính pháp - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội).
Câu chuyện nâng khống, loạn giá thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập và trách nhiệm của các bên trong liên doanh, liên kết đang “nóng” lên trong thời gian qua. Vụ việc nâng khống máy xét nghiệm covid-19 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội chưa hết nóng thì cơ quan công an lại tiếp tục phanh phui vụ nâng khống giá thiết bị chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, từ hơn 7 tỷ đồng được "thổi giá" lên tới gần 40 tỷ đồng. Lãnh đạo công ty bán thiết bị là công ty cổ phần công nghệ y tế BMS, thẩm định viên và cựu lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai lần lượt bị bắt tạm giam. Câu hỏi đặt ra là liệu còn bao nhiêu vụ nâng khống thiết bị y tế chưa được phát hiện? Kẽ hở nào trong liên doanh liên kết ở bệnh viện khiến các đối tượng trục lợi trên thân xác người bệnh? Và giải pháp nào ngăn chặn được tình trạng nhức nhối này? BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh về nội dung này:
Tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo. Ban chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế sớm cụ thể hoá các hướng dẫn, quy trình phòng, chống dịch Covid-19 thành danh sách các đầu việc chi tiết đến từng cơ sở, trước hết là trong bệnh viện và trường học. Phản ánh của phóng viên Phương Thoa:
- Trong công điện mới nhất, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đảm bảo việc mở lại các đường bay thương mại quốc tế phải an toàn. Tất cả người nhập cảnh đều phải khai báo y tế, xét nghiệm, cách ly, giám sát y tế phù hợp.- Đồng chí Phạm Minh Chính - Trưởng ban Tổ chức Trung ương làm việc với Tỉnh ủy Hậu Giang về công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ tỉnh.- Hạ tầng nghề cá yếu kém đang ảnh hưởng lớn đến việc gỡ thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu cũng như xây dựng nghề cá có trách nhiệm và hội nhập khu vực quốc tế.- Các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất - TPHCM vừa cấp cứu kịp thời, cứu sống một bệnh nhân 66 tuổi bị ngừng tim 15 phút.- Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên thực hiện các biện pháp "có trách nhiệm" liên quan đến vụ việc một quan chức của Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc bị sát hại.
Cuộc sống muôn màu cùng kể với quý vị và các bạn câu chuyện của bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 với những hy sinh thầm lặng trong đại dịch Covid-19.
Dịch bệnh Covid-19 hiện đã được thành phố Đà Nẵng cơ bản kiểm soát.Sau hơn nửa tháng không phát hiện ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 trong cộng đồng, thành phố cũng đã thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Hiện nay, Bệnh viện Phổi và Trung tâm Y tế Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đang khẩn trương tiến hành các quy trình làm sạch để thực hiện song song 2 nhiệm vụ vừa tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 vừa thu dung, điều trị cho các bệnh nhân thông thường. PV Thành Long tại miền Trung phản ánh:
Đang phát
Live