Theo Thông tư 46 năm 2018, Bộ Y tế yêu cầu đến hết năm 2023, các bệnh viện hạng I trở lên phải triển khai xong bệnh án điện tử, thế nhưng đến nay đã 5 năm trôi qua mới chỉ có rất ít cơ sở thực hiện được mục tiêu này.
Chiều qua (27/12), Bệnh viện TW Quân đội 108 tổ chức Hội nghị công tác tuyến năm 2023 đánh giá kết quả thực hiện năm 2023, đề ra hoạt động công tác tuyến trong thời gian tới. Đặc biệt, công tác tuyến đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao vào chẩn đoán, điều trị, nhất là các kỹ thuật ghép mô bộ phận cơ thể người như ghép phổi, ghép gan, ghép thận, ghép chi thể…
Sau 10 năm triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 tiêu chí, đến nay, hoạt động chất lượng bệnh viện đã được tiêu chuẩn hóa và quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi năm 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2024. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn xét tặng Giải thưởng quốc gia chất lượng bệnh viện và thời gian tới sẽ lần đầu tiên trao tặng giải thưởng này.
Áp dụng bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy là xu hướng tất yếu trên con đường tiến tới một nền y tế hiện đại. Bệnh án điện tử vừa giúp tra cứu thông tin về tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh của người dân được nhanh chóng hơn, vừa giúp việc lưu trữ dữ liệu được khoa học hơn, không phải tốn diện tích nhà kho lưu trữ như bệnh án giấy. Theo Thông tư 46 năm 2018, Bộ Y tế yêu cầu đến hết năm 2023, các bệnh viện hạng I trở lên phải chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai bệnh án điện tử. Thế nhưng đến nay đã 5 năm trôi qua mới chỉ có rất ít cơ sở thực hiện được mục tiêu này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Đâu là giải pháp đẩy nhanh tiến độ bệnh án điện tử để góp phần thực hiện chuyển đổi số tại các bệnh viện?
Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT và hướng tới sự công bằng trong khám chữa bệnh, chính sách thông tuyến đã ra đời và được quy định lộ trình trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật BHYT (năm 2014). Thực hiện quy định này, việc thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đã được triển khai tại tuyến huyện năm 2016 và từ năm 2021 thông tuyến trong lĩnh vực điều trị nội trú tại tuyến tỉnh. Từ khi thông tuyến, quyền lợi của người bệnh được nâng lên một bước và đa số bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh có sự thay đổi tích cực khi phải cạnh tranh để nâng cao chất lượng, thu hút bệnh nhân. Vậy sau gần 8 năm thực hiện thông tuyến huyện và gần 3 năm thông tuyến tỉnh đã đạt được kết quả ra sao? Người dân cần làm gì để được hưởng tối đa quyền lợi? Chương trình Chuyên gia của bạn với vị khách mời là TS-BS Trần Thị Oanh, Phó GĐ BV đa khoa Đức Giang, Hà Nội cùng bàn luận về vấn đề này.
Ngày 15/12, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ tổ chức khánh thành máy CT PHOTON Counting Naeotom Alpha và Hội thảo Y tế công nghệ cao và số hóa “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành phức tạp – Tối ưu hóa kỹ thuật hình ảnh trong điều trị đột quỵ cấp”. Sự kiện đánh dấu bước đột phá về thiết bị, vật tư y tế, nâng cao chất lượng điều trị, phát triển chuyên môn, đáp ứng như cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân Việt Nam và quốc tế, nhất là 3 bệnh tủ vong hàng đầu hiện nay: tim mạch, đột quỵ và ung thư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11- Nhiều tỉnh, thành phố khai mạc Kỳ họp Hội đồng nhân dân cuối năm, đánh giá kết quả kinh tế xã hội năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024- 79 tác giả, nhóm tác giả có các công trình, giải pháp khoa học công nghệ được vinh danh tại Lễ Công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam diễn ra sáng nay- Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM pha chế thành công hai loại thuốc phóng sạ mới dùng để chẩn đoán, điều trị ung thư- Cuộc chiến tại Gaza bước sang giai đoạn mới, bất chấp lời kêu gọi của quốc tế yêu cầu ngừng giao tranh- Các ca bệnh viêm phổi gia tăng tại Indonexia, Hồng Kông (Trung Quốc)
Ngày 3-12, Bệnh viện quân y 120 (Cục hậu cần, Quân khu 9 tại tỉnh Tiền Giang) cho biết, vừa phẫu thuận thành công 02 bệnh nhân có khối u lớn. Đây là 2 trường hợp hiếm gặp, chứng minh sự tiến bộ trong điều trị bệnh nhân của y bác sĩ của bệnh viện này.
Sau 6 năm kể từ ca ghép gan đầu tiên, đến nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện được 205 ca ghép gan và lần đầu tiên vừa thực hiện thành công ca ghép gan giữa người cho và người nhận không cùng nhóm máu. Đây là thông tin nổi bật tại Hội thảo khoa học thành tựu hơn 200 ca ghép gan được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức chiều ngày 24/11, tại Hà Nội.
Ngày 21/11, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức Lễ công bố Quyết định về công nhận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh xếp hạng I. Đây là bệnh viện đầu tiên của tỉnh được xếp hạng này.
Đang phát
Live