- Làm gì để “Đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương đến hẹn lại lên”?- Croatia mở cửa trở lại bảo tàng đường sắt mini lớn nhất vùng đông nam châu Âu.- Câu chuyện về chàng cầu thủ trẻ Marcus Rashford của đội bóng Manchester United quyên góp bữa ăn miễn phí cho trẻ em.- Người giữ lửa, truyền lửa văn hóa Dao của tỉnh Lào Cai.- Trò chuyện với nhà báo Liên Liên - phóng viên Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam, nữ nhà báo quen thuộc với khán giả truyền hình qua những phóng sự điều tra thu hút sự quan tâm của dư luận.
Nếu đến Cộng hòa Séc vào dịp này, du khách sẽ có cơ hội thưởng lãm một cuộc triển lãm về khẩu trang đang diễn ra tại Viện Bảo tàng Quốc gia Séc. Đây có lẽ là cuộc triển lãm đặc biệt nhất từ trước đến nay trên thế giới.
Với vị trí đắc địa, được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng và là một trong những công trình trọng điểm nhân dịp 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội là công trình văn hóa nổi bật của thành phố nằm gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Vậy nhưng, mới đây Thủ tướng chính phủ đã quyết định điều chuyển Bảo tàng Hà Nội về Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch quản lý thay cho UBND TP Hà Nội, với lý do bảo tàng đã khánh thành 10 năm vẫn chưa thể mở cửa đón khách. Câu chuyện Bảo tàng Hà Nội chỉ là một ví dụ, đa số bảo tàng ở Việt Nam đang ở trong tình trạng đìu hiu vắng khách. Xin mời quý vị và các bạn cùng nhóm phóng viên VOV2 đi tìm những nguyên do vì sao các bảo tàng VN lại khó thu hút công chúng đến vậy?
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, yêu cầu tỉnh cần có chiến lược phát triển kinh tế du lịch mũi nhọn.- Thủ tướng cũng thăm công nhân Công ty cổ phần than Hà Lầm, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, hứa Nhà nước sẽ tạo cơ chế thuận lợi hơn nữa để ngày càng nhiều công nhân lao động có nhà ở.- Phần lớn bảo tàng ở Việt Nam đìu hiu, ít khách. Nhóm phóng viên Đài TNVN tìm nguyên do vì sao các bảo tàng ở nước ta lại khó thu hút công chúng đến vậy.- Hạn hán gay gắt tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tổ chức nhiều đoàn công tác kiểm tra tình hình và tìm giải pháp ứng phó hiệu quả.- Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện trở lại trong cuộc họp Quân ủy Trung ương bàn thảo về các chính sách mới nhằm tăng cường khả năng răn đe hạt nhân. Đây là lần xuất hiện đầu tiên sau 3 tuần vắng bóng trên truyền thông.
Giờ đây, làm việc bằng máy tính, hoặc sử dụng điện thoại thông minh đã trở nên quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, chiếc máy tính còn vô cùng xa lạ với người Việt Nam. Có một trong những người ở Hà Nội may mắn được tiếp cận sớm với công nghệ thông tin đã trân trọng từng quyển sách, từng bức ảnh, rồi phần cứng, đĩa mềm…, để rồi sau 40 năm cho ra đời bảo tàng tư nhân về công nghệ thông tin đầu tiên ở Việt Nam, với rất nhiều tâm huyết. Trong chương trình Chân dung cuộc sống BTV Mai Hồng mời quý vị và các bạn đến thăm Bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân đầu tiên ở VN và trò chuyện với chủ nhân của bảo tàng. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, người từng giữ nhiệm vụ Trưởng ban Khoa học Công nghệ Hội Tin học Việt Nam, Trưởng Tiểu ban mạng thuộc Chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin.
- Việc xây dựng cơ chế, chính sách làm sao để đảm bảo phù hợp với quyết định số 588 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.- Người phụ nữ Mỹ chăm lo cho trẻ Nepal trong thời kỳ phong tỏa.- Indonesia xuất hiện những 'Siêu anh hùng' chống Covid-19.- Tiểu thuyết: Mảnh vỡ thanh xuân” của tác giả Phan Thuận.- Bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân đầu tiên của Việt Nam.
Tại phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội có một Bảo tàng công nghệ thông tin tư nhân vừa mở cửa đón công chúng đầu năm nay. Bảo tàng là tâm nguyện gần 40 năm của Tiến sĩ Nguyễn Chí Công, năm nay đã hơn 70 tuổi, người dành trọn sự tâm huyết và gắn bó với sự phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam. Hơn 1 nghìn hình ảnh, hiện vật cho thấy sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trên thế giới và Việt Nam; đồng thời khẳng định tài trí của người Việt không thua kém thế giới.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới tuần qua là 1 bức tranh mang những gam màu tối, sáng đan xen. Trong khi, một số nước đã tuyên bố vượt qua đỉnh dịch và bắt đầu nới lỏng các hạn chế xã hội, cũng như tính đến việc mở cửa trở lại nền kinh tế; thì tại 1 số khu vực và quốc gia khác, tình hình dịch bệnh vẫn đang là “nghiêm trọng và rất nghiêm trọng”, buộc chính quyền các nước phải thắt chặt các quy định phòng dịch hơn nữa. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)