
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong tháng 11/2024 TKV đã hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản theo kế hoạch điều hành, trong đó, sản lượng than nguyên khai sản xuất đạt 3,42 triệu tấn, tiêu thụ 4,56 triệu tấn. Lũy kế 11 tháng năm nay TKV đã tiêu thụ 42,44 triệu tấn than, doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 150.157 tỷ đồng. Bước vào tháng 12/2024, TKV dự báo có nhiều thuận lợi cho các hoạt động khai thác than - khoáng sản, là đièu kiện để TKV hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2024.
Hôm nay là Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS. Trong bối cảnh số ca mắc và tử vong do bệnh AIDS trên toàn cầu đã giảm mạnh trong những năm qua, Liên hợp quốc đã nhấn mạnh việc đảm bảo quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là chủ đề cho Ngày Thế giới phòng, chống AIDS. Theo Liên hợp quốc, với việc đặt con người làm trung tâm và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, thế giới có thể chấm dứt HIV/AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.
Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, trong giai đoạn tới, Quảng Ngãi tiếp tục triển khai hiệu quả các chủ trương của Trung ương, của tỉnh về công tác dân tộc gắn với công tác xây dựng Đảng; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc trong đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững.
Trong thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên đã tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh thực hiện Đề án 06, tạo thuận lợi cho người dân như: kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, vận động người hưởng lương hưu, chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng nhận tiền chi trả qua tài khoản ngân hàng, mở rộng tỷ lệ người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng bảo hiểm xã hội số. Ghi nhận của phóng viên CQTT khu vực Tây Bắc tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Quốc Vượng, Nguyên Thường trực Ban Bí thư.- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Boris Rhein, Thủ hiến bang Hessen, Cộng hòa Liên Đức, đang ở thăm Việt Nam.- Nghị viện châu Âu phê chuẩn Ủy ban châu Âu nhiệm kỳ mới, do bà Ursula von der Leyen, người Đức, làm Chủ tịch nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp.- Tổng thống Pháp EEmmanuel Macron đối mặt với áp chính trị nặng nề.
Đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận còn lưu giữ khá nhiều di sản văn hóa bao gồm cả vật thể và phi vật thể, trong đó có nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, đặc biệt là ẩm thực trong các lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm. Ẩm thực trong lễ hội của đồng bào Chăm không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc. Thực tế hiện, nay một số resort ở Mũi Né, TP Phan Thiết như: Mũi Né Bay, Pandanus Resort… đã đưa ẩm thực của người Chăm vào thực đơn của mình để phục vụ du khách và được nhiều du khách đón nhận.
- Triển vọng các công nghệ mới giúp nghiên cứu vùng rừng nhiệt đới khó tiếp cận tại Đông Nam Á - Indonesia với chính sách “ không phân loại - không thu gom” để giảm rác thải - Malaysia hướng tới mục tiêu dẫn đầu về xe điện khu vực
Hoạt động đi lại của người dân ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi trận bão tuyết đầu mùa nghiêm trọng nhất được ghi nhận trong hơn nửa thế kỉ qua. Theo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA), ngày hôm nay (27/11) chứng kiến tuyết rơi dày hơn 16 cm- mức cao nhất trong tháng 11 kể từ khi bắt đầu thu thập số liệu vào năm 1907.
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam liên tục được hoàn thiện, cũng như sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình, bảo vệ người phụ nữ, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, thế nhưng trên thực tế bạo lực gia đình vẫn đang hàng ngày, hàng giờ ở nhiều nơi trong xã hội. Để tiến tới bình đẳng giới bền vững, ngăn chặn hậu quả và dần tiến tới xoá bỏ các hành vi bạo lực gia đình rất cần có thêm những giải pháp đột phá từ chính sách pháp luật đến hành động trong thực tiễn của toàn xã hội. Đây cũng là nội dung được đề cập trong bài viết thứ 3 và cũng là bài viết cuối trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ” với nhan đề: Bình đẳng giới – Cần những hành động và chính sách thiết thực hơn”.
Ở bài 1, chúng tôi đã đề cập “Những cuộc hôn nhân chan đầy nước mắt” từ sự bất bình đẳng giới trong gia đình, cho thấy để người phụ nữ dám thay đổi, dám lên tiếng thì ngoài nhận thức của phụ nữ thì phải thay đổi suy nghĩ và hành vi của nam giới, coi đây là vấn đề của nam giới và trách nhiệm của nam giới chứ không chỉ kêu gọi nam giới “động lòng” hay “thông cảm”. Từ thực tế này, Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều mô hình, dự án phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Trong bài 2 của loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ”, chúng tôi gửi đến quý vị và các bạn bài viết với nhan đề “Dám đấu tranh, dám thay đổi”.
Đang phát
Live