Niger và Gabon đang là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế sau khi một nhóm sĩ quan quân đội tuyên bố nắm quyền. Vụ Gabon xảy ra khi các nước châu Phi và Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn đau đầu với tình hình ở Niger, quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng với an ninh khu vực Tây Phi. Nhóm Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã bày tỏ lo ngại về bất ổn ở châu Phi sau hai vụ đảo chính ở Niger và Gabon . Trong đó, Gabon là vụ chính biến thứ 8 trong vòng 3 năm qua tại Tây và Trung Phi. Điều gì đang xảy ra tại các quốc gia này và đâu là nguyên nhân khiến châu Phi rơi vào tình trạng bất ổn như vậy?
Hồi chuông báo động về áp lực tâm lý, học tập - Yên Bái thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ trẻ em ngay từ đầu hè - Tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão
Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Pháp, vẫn đang theo đuổi các nỗ lực để khôi phục quyền lực cho chính quyền Ni-giê bị lật đổ. Tuy nhiên, lực lượng đảo chính tại Ni-giê tuyên bố sẽ không chịu khuất phục trước bấy kỳ áp lực nào từ bên ngoài, đồng thời đưa ra cam kết sẽ tiến hành tổng tuyển cử sớm.
Nước Pháp vừa trải qua một tuần bất ổn nghiêm trọng vì bạo loạn, với hàng ngàn người đã bị bắt giữ, ước tính con số thiệt hại đã lên tới hơn 1 tỷ euro. Vụ việc cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi, gốc Phi đã thổi bùng những mâu thuẫn xã hội gay gắt vẫn âm ỉ trong lòng nước Pháp, dẫn tới các cuộc bạo loạn. Nguy hiểm hơn, làn sóng bạo lực lại được tiếp sức bởi sự lan truyền chóng mặt các thông tin kích động, gây chia rẽ trên các mạng xã hội. Đến thời điểm này, mặc dù Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin tuyên bố các đường phố của nước Pháp đã dần yên tĩnh trở lại, song giới quan sát cho rằng, ngay cả khi trật tự được khôi phục hoàn toàn thì tình trạng bất ổn xã hội vẫn không dễ được giải quyết. Thực tế bạo loạn tại Pháp đặt ra bài học gì cho các quốc gia khác, nhất là trong việc không để mạng xã hội bị lợi dụng nhằm kích động bạo lực? Dòng chảy sự kiện hôm nay sẽ cùng bàn nội dung này với vị khách mời là chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Vũ Đoàn Kết, thuộc Học viện Ngoại giao.
Bạo loạn đã lan rộng trên toàn nước Pháp sau vụ một cảnh sát nổ súng sát hại một thiếu niên 17 tuổi ở ngoại ô Paris. Các hoạt động giao thông công cộng đã bị cấm sau 21h địa phương trong các sự kiện lễ hội, tập trung đông người cũng bị huỷ bỏ.
Ngoại ô phía Tây thủ đô Paris và một số thành phố lớn tại Pháp tiếp tục chứng kiến bạo loạn lan rộng sau vụ một cảnh sát nổ súng sát hại một thiếu niên 17 tuổi tại thành phố Nanterre. Chính phủ Pháp đã phải kích hoạt cơ quan chống khủng hoảng và tăng cường an ninh tại nhiều thành phố trước nguy cơ bạo lực gia tăng.
Trong số hàng trăm nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí của các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, có nhiều nhà báo là con em của đồng bào Khmer. Bản thân là người dân tộc Khmer nên các anh, các chị hiểu rõ về phong tục, tập quán và tâm tư, nguyện vọng của bà con mình, góp phần để cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan đoàn thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung và thực hiện hiệu quả công tác dân tộc.
Nhiều quốc gia và Liên hợp quốc đang chạy đua với thời gian, sơ tán công dân và nhân viên khỏi Xu-đăng (Sudan) trong bối cảnh thoả thuận ngừng bắn giữa các bên bị “lung lay”.
Sáng sớm nay, 5-4, các cuộc đụng độ giữa cảnh sát Israel và người Palestine ở khu vực Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa khiến 80 người bị thương.
Các phong trào biểu tình và đình công phản đối dự luật cải cách hưu trí tiếp tục diễn ra với quy mô lớn trong ngày hôm nay (28/3) và tiềm ẩn nguy cơ bạo động rất cao. Bộ Nội vụ Pháp cho biết sẽ triển khai khoảng 13 ngàn cảnh sát để đối phó với xu hướng bạo lực, cực đoan có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng.
Đang phát
Live