VOV1 - Thời điểm này, Tết đã qua gần 1 tháng rồi nhưng rất nhiều người bị tiểu đường chưa chú tâm vào kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa biến chứng sau thời gian ăn uống không kiểm soát...,một số trường hợp biến chứng nặng đã phải nhập viện cấp cứu. Vì sao lại có tình trạng này?
Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và đây thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Hiện nay, điều trị bệnh đái tháo đường bằng Tây y vẫn đang được coi là hiệu quả nhất. Nhưng kết hợp Đông và Tây y cũng có những kết quả tích cực, nhất là hỗ trợ điều trị cho những người bệnh có biến chứng về gan, thận, thần kinh…Vậy có nên kết hợp Đông-Tây y trong điều trị bệnh đái tháo đường không, sự kết hợp này có đem lại hiệu quả như mong muốn? Lời khuyên của chuyên gia khi lựa chọn phương này, là chủ đề mà chương trình “Tư vấn sức khỏe” đề cập tới. Khách mời là PGS.TS.BS Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe chủ động.
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, được nhiều người biết đến với tên gọi khác là bệnh tiểu đường. Tính đến thời điểm hiện tại, tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Tiểu đường đến giai đoạn biến chứng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này với những nguy hiểm mà nó có thể gây ra cho người cao tuổi; những cây thuốc nào có tác dụng khắc chế căn bệnh này, chúng ta hãy nghe tư vấn từ chuyên gia: GS.TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế.
GS.TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế tư vấn phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng đông y.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live