
- Sau gần 100 ngày, Việt Nam đã ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng.- Công nghệ mới ở Đức được sáng tạo để phát hiện người nhiễm Covid- 19 thông qua âm thanh là tiếng ho, tiếng hắt hơi và giọng nói của mỗi người.- Nghệ thuật Ebru hay còn gọi là vẽ tranh trên mặt nước.
- Đà Nẵng xác định có hơn 1.000 người đã tiếp xúc với bệnh nhân 416.- Khởi động Chương trình "Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam" năm 2020.- Cao tốc Nội Bài – Lào Cai trở thành “sát thủ vô hình” với kiểu kỹ thuật “châm chước” hai làn và dải phân cách mềm.- Trung Quốc chính thức gửi công hàm phản đối việc lực lượng an ninh Mỹ tiến vào Tổng lãnh sự quán ở Houston và Bắc Kinh sẽ sớm đưa ra hành động đáp trả phù hợp.- Thế giới đã ghi nhận trên 16 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2.
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận.- Tình hình tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả từ đầu năm đến nay vẫn diễn biến phức tạp, trong đó có sự tiếp tay của một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa, biến chất.- Tổng thống Donald Trump cảnh báo, có thể tiếp tục đóng cửa các cơ sở ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ "bất cứ lúc nào".- Ấn Độ và Trung Quốc thống nhất không tuần tra tại các khu vực căng thẳng dọc biên giới hai nước.
Đến ngày 23/7, thế giới đã vượt mốc hơn 15 triệu người mắc Covid-19, hơn 600.000 ca tử vong, trong khi số ca mắc mới vẫn không ngừng gia tăng tại nhiều quốc gia. Có những nước đã cho thấy làn sóng Covid-19 thứ hai, thậm chí thứ ba đã trở lại như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Indonesia… Việt Nam đã trải qua gần 100 ngày không có ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng một số lượng không nhỏ người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở. Trong nước là tình trạng quá tải ở các sân bay, nhà ga, bến tàu do nhu cầu lưu thông của người dân tăng cao. Vậy những nguy cơ nào có thể xảy ra đe dọa nguy cơ xuất hiện Covid-19 trong cộng đồng? Khách mời là Bác sỹ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cùng bàn về nội dung này.
Sáng nay (20/07), tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp báo thường kỳ Quý II năm 2020. Trong đó 2 vấn nóng đang thu hút được sự quan tâm của dư luận là câu chuyện xử lý rác thải của thành phố Hà Nội và báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án lấn biển Cần Giờ. Phản ánh của phóng viên Quang Huy.
- Thành lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng Ban Chỉ đạo.- Tiến tới Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng, quy trình 5 bước lựa chọn nhân sự tham gia cấp ủy được đánh giá là chặt chẽ, công khai và minh bạch.- Nhiều doanh nghiệp dệt may điêu đứng vì bị hoãn và bị hủy đơn hàng.- Cảnh báo các tỉnh miền núi phía Bắc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất.- Trận chiến chống lũ lụt của Trung Quốc đang bước vào giai đoạn quan trọng khi lũ chồng lũ trên sông Dương Tử.- Hội nghị Thượng đỉnh EU phải họp thêm một ngày, mà vẫn ít có khả năng đạt được thoả thuận về gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro dành cho các nước thành viên sau đại dịch Covid-19.
Tính đến 16h chiều 17/7 (giờ Việt Nam) số ca mắc Covid-19 thế giới đang tiến gần đến con số 14 triệu người và gần 600 nghìn người tử vong. Các cột mốc mới về Covid-19 được ghi nhận tại nhiều quốc gia, khiến nhiều nước bắt đầu xem xét lại kế hoạch mở cửa trở lại. BTV Phạm Hà thông tin:
Công trình Trung tâm Tổ chức sự kiện "Huế xưa-Huế nay" tại bãi bồi Đập Đá, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, xây dựng sai phép làm phá vỡ cảnh quan sông Hương. Mặc dù chính quyền và ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế có công văn yêu cầu khắc phục sai phạm xây dựng, nhưng chủ đầu tư công trình này vẫn chậm khắc phục. Phản ánh của phóng viên Lê Hiếu thường trú tại miền Trung.
- Singapore chế tạo thành công que thử lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.- Thái Lan tái áp đặt lệnh cấm mở cửa đối với người nước ngoài.
Kể từ khi Trung Quốc điều binh lĩnh tới dọc Đường Kiểm soát thực tế ở khu vực biên giới Trung - Ấn, làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc đã bắt đầu âm ỉ tại Ấn Độ. Sau đó, làn sóng này thực sự trỗi dậy sau vụ đụng độ giữa binh sĩ hai nước ở thung lũng Gan-oan hôm 15/6. Đến thời điểm này, làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt tại Ấn Độ, trong đó có việc chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp thương mại điện tử như Flipkart và Amazon India phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm bán trên mạng để hạn chế hàng Trung Quốc. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ thông tin cụ thể hơn về vấn đề này:
Đang phát
Live