Hôm nay (14/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì hai hội nghị cấp cao đặc biệt của ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó Covid-19. Đây là hoạt động phát huy vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, nâng cao tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, thúc đẩy đoàn kết thống nhất ASEAN để vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn thử thách của đại dịch Covid-19.
- Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao? Khi nào người sử dụng điện được hưởng chính sách giá điện giảm do tác động của dịch Covid-19?- ASEAN đoàn kết để vượt qua dịch bệnh Covid-19.- Thành phố Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất khẩu trang giả mạo tên thương nhân, địa chỉ.- Trong tháng 3: Hơn 32.000 tài khoản chứng khoán được mở mới.
Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về COVID-19 thông qua hình thức trực tuyến do Việt Nam chủ trì. Các nhà lãnh đạo cùng nhau đề ra các biện pháp, sáng kiến cụ thể, thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng chống dịch bệnh đồng thời bảo đảm sự phát triển năng động, bền vững của khu vực về dài hạn. Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị.
Trong bối cảnh các quốc gia đang dồn sức chống dịch, tranh cãi và khẩu chiến về cách xử lý khủng hoảng COVID-19 lại xuất hiện với những thuyết âm mưu bị chính trị hóa. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm mà các quốc gia cần tỉnh táo để đẩy mạnh hợp tác toàn cầu chống đại dịch, chứ không nên bị chi phối bởi thuyết âm mưu. Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp, qua sự thể hiện của phát thanh viên Minh Nguyệt.
Hiện nước ta đang ở mốc gần cuối của tuần giãn cách xã hội thứ hai nhằm ngăn chặn đà bùng phát của Covid-19. Có rất nhiều vấn đề được bàn bạc ở tuần này, đó là nguy cơ làn sóng thứ hai của Covid-19, đó là xuất hiện dù không nhiều những ca bệnh trong cộng đồng không xác định được nguồn lây, đó là công tác xét nghiệm cần được tiến hành ra sao cho hiệu quả và đặc biệt là không được phép chủ quan trong bất kỳ thời điểm nào. Bởi chỉ khi đẩy lùi được chủ quan, chúng ta mới có thể đẩy lui được dịch bệnh. PV Thúy Ngà phân tích
Dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiệu ngừng lại khi số ca mắc bệnh cũng như ca tử vong ngày càng gia tăng trên thế giới. Cùng với đó là sự gia tăng đoàn kết giữa các nước khi thể hiện sự chung tay, không chỉ bằng lời nói, mà bằng hành động cụ thể và thiết thực. Là một quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần trách nhiệm, Việt Nam cũng chia sẻ sự giúp đỡ quý báu đến các nước trong đại dịch, được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao.
Đoàn kết chống dịch COVID-19 – Đây là thông điệp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tới Hội nghị trực tuyến các bộ trưởng y tế khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới vào ngày 8/4 vừa qua. Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với nhiều quốc gia trên thế giới sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch. Biên tập viên Thu Hà trao đổi cùng nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh về tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế của nước ta, nhằm đánh bại đại dịch Covid-19.
- Người dân Ấn Độ thể hiện tình đoàn kết trong nỗ lực chống dịch COVID-19.- Câu chuyện về một người Anh làm chiếc giỏ hỗ trợ người khó khăn trong dịch COVID-19 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tính đến hôm nay, tâm dịch ở nhiều nước EU đã bước sang tuần thứ 3. Nếu như cách đây 2 tháng, có lẽ ít ai hình dung được kịch bản này ở một châu lục lớn mạnh và toàn cường quốc như EU. Nhưng cùng với sức tàn phá của dịch bệnh đối với EU, điều tôi muốn trình bày với quý vị và các bạn hôm nay đó là những nguy cơ có thực về hố sâu phân rẽ đang nới rộng trong lòng Liên minh châu Âu bởi cách thức ứng phó với dịch COVID-19, thậm chí có thể đe doạ sự tồn vong của "Dự án châu Âu". Mặc dù EU đã kịp thời thông qua một gói cứu trợ khổng lồ “Kế hoạch Marshall” với hơn 2.770 tỷ euro cho các thành viên, nhưng nói gì thì nói dịch bệnh COVID-19 lần này đã và đang cho thấy những lỗ hổng về lòng tin mới đang xuất hiện chia rẽ các nước châu Âu.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là dịp để mọi người mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, dù đang ở trong nước hay nước ngoài đều hướng về cội nguồn dân tộc, cùng chung sức, chung lòng xây dựng non sông đất nước ngày càng giàu mạnh. Năm nay, trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ chính thức ký quyết định công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc từ 1-4 và nhân dân cả nước đang thực hiện nghiêm chỉ thị Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, thì việc “Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba” cũng đặc biệt hơn các năm trước. Người dân thể hiện sự tưởng nhớ các Vua Hùng, tới cội nguồn dân tộc bằng việc đồng lòng, chung sức phòng, chống dịch COVID-19, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc một cách mạnh mẽ nhất. Bình luận của BTV Mai Hồng.
Đang phát
Live