VOV1 - Mục tiêu cụ thể đến 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó khoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020, tương đương 104 – 125 triệu đồng/người/năm.
VOV1 - Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới,đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW (ngày 11/02/2020) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 2233/QĐ-TTg (ngày 28/12/2020) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng song, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vẫn còn nhiều dư địa; thị trường năng lượng cạnh tranh vẫn phát triển chưa đồng bộ; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội… Đó là thông tin được nhấn mạnh tại “Diễn đàn phát triển thị trường năng lượng cạch tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức hôm nay (06/12/2024) tại Hà Nội.
“Định hướng phát triển kinh tế TP.HCM phải xác định địa bàn phát triển đô thị, tổ chức bộ máy, lực lượng con người để thực hiện” là 3 vấn đề cần tập trung thời gian tới được Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nêu lên tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu MTTQ TP.HCM lần thứ XII diễn ra ngày 3/10.
Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đến Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cho rằng chuyến thăm thể hiện những ưu tiên đặc biệt nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc, thể hiện sự kiên trì trong định hướng chiến lược đối với mối quan hệ song phương. Nhân dịp này, phóng viên Thúy Ngọc phỏng vấn Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba về ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm.
Mấy ngày qua, dư luận xôn xao với lá đơn của một phụ huynh “ xin cho con không thi vào lớp 10" cùng lời cam kết “sẽ không khiếu nại mọi vấn đề về sau””. Vì sao phụ huynh phải “xin cho con không thi vào lớp 10” và “cam kết không khiếu nại”. Câu chuyện không đáng có này phản ánh điều gì trong hoạt động thi cử của ngành giáo dục?
Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, năm học 2023 - 2024 sẽ kết thúc. Thế nhưng đến thời điểm này, UBND tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa ra quyết định sẽ chọn phương thức nào cho kỳ tuyển sinh lớp 10. Dù xét tuyển, thi tuyển hay kết hợp cả hai thì vẫn còn khoảng 8.000 học sinh sau khi tốt nghiệp THCS sẽ phải lựa chọn học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường tư thục hoặc trường nghề. Hiện, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đang tăng cường tổ chức tư vấn tuyển sinh, giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh THCS để các em có thể lựa chọn hướng đi phù hợp.
Sáng 11/9, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học về "Thực trạng sản phẩm và tour, tuyến du lịch của Vĩnh Long trong thời gian qua, những định hướng cần tập trung đến năm 2025". Hội thảo có sự tham dự của các nhà quản lý, nhà khoa học của các trường Đại học trong khu vực. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 110 năm ngày sinh Giáo sư Trần Đại Nghĩa.
Văn kiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với điểm mới nổi bật là việc xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượng thể chế. Cụ thể là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường vừa qua, Đảng ta đã xác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhiều ngành, nghề mới ra đời cần phải có môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển. TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cùng nhìn nhận về quá trình “Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Giải pháp nào để đảm bảo an toàn cho trẻ tự học trực tuyến ở nhà khi cha mẹ đều đã đi làm trở lại- Ca khúc “Starlight” đánh dấu sự trở lại của nhóm nhạc Westlife- Vẻ đẹp của tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam- Doanh nhân Bùi Bắc An – Tổng giám đốc hệ thống khách sạn AN VISTA và câu chuyện tìm hướng để doanh nghiệp du lịch thích ứng khi đại dịch Covid 19 bùng phát
Đang phát
Live