Tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra vào tháng 11/2024 vừa qua, Việt Nam kiên định mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050. Muốn trung hoà carbon hay đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 (Net Zero) thì từng lĩnh vực, ngành nghề, thậm chí từng cá nhân đều phải có trách nhiệm thực hiện và đạt được mục tiêu này. Tại Việt Nam, sản xuất điện là nguồn phát thải carbon lớn nhất do còn nhiều nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động. Do vậy, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, “xanh hoá” các nhà máy điện than hiện hữu, sau năm 2030 không đầu tư mới các nhà máy nhiệt điện than và từ năm 2050 không còn sử dụng than để phát điện. Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc“Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”. Ghi nhận những nỗ lực giảm phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than hiện hữu, đồng thời phân tích những khó khăn thách thức và đưa ra khuyến nghị giải pháp nhằm hiện thực hoá mục tiêu “trung hoà carbon”, nhóm PV Nguyên Long và Quang Huy thực hiện loạt bài 03 kỳ “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”. Chương trình hôm nay phát sóng bài đầu tiên với nhan đề: “Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống”.
- “Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống” bài đầu tiên trong loạt bài 03 kỳ “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”. - Thị trường du lịch Tết sôi động, nhiều doanh nghiệp lữ hành phấn khởi.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp tại Gia Lai đã tận dụng sự phát triển của công nghệ để bán hàng nông sản trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử. Qua đây, nhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989 - 06/12/2024), trong khuôn khổ Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam, hôm nay đã diễn ra giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề "Mãi mãi là bộ đội Cụ Hồ" với gần 500 đại biểu đại diện cho hơn 3 triệu hội viên cựu chiến binh cả nước tham gia. Chương trình do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp thực hiện.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng đại diện các cơ quan thực hiện nghi thức Công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9.000 văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của cấp Trung ương và được sắp xếp, cấu trúc vào 45 chủ đề, trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục được pháp điển từ nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh một lĩnh vực nhất định và được sắp xếp theo một trật tự khoa học, logic. Bộ pháp điển của Nhà nước Việt Nam là Bộ pháp điển điện tử, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn) phục vụ việc tra cứu, khai thác, sử dụng miễn phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc xây dựng Bộ pháp điển đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như góp phần vào việc áp dụng và thi hành pháp luật được hiệu quả. Thông qua công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” hơn 08 nghìn văn bản QPPL của Trung ương, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Đây là công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học đã chính thức được công bố và đưa vào cuộc sống sau chặng đường hơn 10 năm triển khai thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt.- Dự báo thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ nhộn nhịp trở lại.- Thanh Hóa: Doanh nghiệp vượt khó, đảm bảo chỉ tiêu năm 2024.
Dự Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phát huy hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình- Hơn 600 đại biểu đại diện cho hàng triệu cựu chiến binh về Hà Nội dự đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam- Theo khảo sát, Việt Nam có thể dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về thương mại điện tử từ năm 2026- Lệnh ngừng bắn tại Lebanon có nguy cơ đổ vỡ, khi quân đội Israel liên tiếp mở lại các cuộc không kích với cáo buộc lực lượng Hezbollah vi phạm lệnh ngừng bắn- Mỹ tiếp tục siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc
Thị trường mua bán sáp nhập Việt Nam hấp dẫn và giàu tiềm năng.- Nhu cầu bất động sản phục vụ thương mại điện tử, logistics tăng cao.- Thu hơn 1.700 tỷ, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam vượt xa kế hoạch lợi nhuận năm nay chỉ sau 9 tháng.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong tháng 11/2024 TKV đã hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản theo kế hoạch điều hành, trong đó, sản lượng than nguyên khai sản xuất đạt 3,42 triệu tấn, tiêu thụ 4,56 triệu tấn. Lũy kế 11 tháng năm nay TKV đã tiêu thụ 42,44 triệu tấn than, doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 150.157 tỷ đồng. Bước vào tháng 12/2024, TKV dự báo có nhiều thuận lợi cho các hoạt động khai thác than - khoáng sản, là đièu kiện để TKV hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2024.
Quốc hội đồng ý thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương- Bộ trưởng Quốc phòng kiểm tra công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024- Số học sinh tham gia chương trình tiếng Anh tích hợp tại TPHCM tăng 50 lần sau 10 năm thực hiện đề án 5695, với 86% đạt chuẩn đầu ra- Chiến sự tại Syria bất ngờ leo thang khiến các bên liên quan gồm Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ đứng trước tình thế khó xử- Trung Quốc phóng thành công loại vệ tinh thương mại đầu tiên trên thế giới có khả năng tự điều chỉnh quỹ đạo mà không cần con người can thiệp
Đang phát
Live