Là tỉnh có thế mạnh lớn về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thời gian qua Lâm Đồng luôn tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy ngành kinh tế động lực này phát triển. Đến nay, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đã đạt trên 60.000ha, chiếm 20% tổng diện tích đất canh tác, đưa giá trị canh tác đạt 180 triệu/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng đang gặp phải cản lực lớn là khó khăn về nguồn vốn. Quang Sáng, PV Đài TNVN tại Tây nguyên đề cập:
Kết luận cuộc họp với các tỉnh miền Trung về các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 9, tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về việc hỗ trợ kinh phí cho các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đình khắc phục hậu quả bão, lũ, đồng thời giao Bộ Tài chính cân đối để hỗ trợ mức độ phù hợp cho từng địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Thủ tướng cũng quyết định hỗ trợ mỗi hộ sập nhà do bão, lũ 40 triệu đồng, mỗi hộ tốc mái 10 triệu đồng. Nhóm phóng viên Vũ Dũng, Thanh Hà tiếp tục thông tin:
Sáng nay (1/11), 80 đoàn viên, thanh niên TP.HCM cùng với nhiều vật dụng, hàng hóa đã xung kích lên đường hỗ trợ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 9 tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Tin của Tỷ Huỳnh, phóng viên thường trú tại TP.HCM.
- Những người trẻ, tuổi 20, đã và đang làm gì hướng về đồng bào miền Trung. - Giải pháp khỏa lấp khoảng trống không có con trẻ trong gia đình ở Iran. - Mục Phong cách: Câu chuyện về một xưởng cà phê lâu đời ở Ma-lai-xia -Ca nhạc theo yêu cầu
- Mọi hoạt động tìm kiếm cứu nạn, mở đường tại huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam phải tạm dừng do khu vực này tiếp tục mưa to. Tỉnh Quảng Nam đang đề nghị hỗ trợ lương thực bằng đường không cho 3000 hộ dân bị cô lập ở huyện Phước Sơn. Trong khi đó, hiện xã Phước Lộc đang mất liên lạc hoàn toàn với bên ngoài.- 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, mưa chưa có dấu hiệu ngừng lại, nhiều nơi bị ngập sâu trong nước.- Trên biển siêu bão Goni dự kiến tối 1/11 sẽ đi vào biển Đông.- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020.- Thăm dò dư luận trước cuộc bầu cử Mỹ, ứng cử viên Joe Biden đang dẫn trước tổng thống Donald Trump với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 52% và 42%.- Trận động đất mạnh 7 độ richte tại vùng bờ biển phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần Hy Lạp làm ít nhất 26 người thiệt mạng, gần 800 người bị thương và hàng chục tòa nhà cao tầng đổ sập.
Từ ngày 1/11, Nghị định số 105 của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non sẽ chính thức thức có hiệu lực, trong đó có nhiều chính sách cho con em công nhân và các trường mầm non trong khu công nghiệp (KCN). Cụ thể, theo Nghị định, từ ngày 1/11, trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động sẽ được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Ngoài ra, các trường, nhóm lớp mầm non dân lập, tư thục trên địa bàn có khu công nghiệp nếu có tối thiểu 30% trẻ là con công nhân, người lao động làm việc tại đó, cũng được hỗ trợ mức tối thiểu 20 triệu đồng để mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ trực tiếp cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; cùng rất nhiều chính sách liên quan đến giáo dục mầm non khác. Những chính sách trong Nghị định 105 là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục mầm non trong các khu công nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn cho công nhân, người lao động – những người đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu thêm về chính sách này cũng như thực trạng xây dựng phát triển các trường mầm non trong các khu công nghiệp hiện nay ra sao, vai trò trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho công nhân, con em công nhân về nhà ở, nhà trẻ như thế nào? Chúng tôi trao đổi trực tiếp với khách mời là bà: Trịnh Thanh Hằng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Thêm nhiều vùng tại Nghệ An, Hà Tĩnh bị ngập chìm trong nước. Hồ Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh tăng lưu lượng xả tràn lên 300 m3/s, gấp 30 lần so với lưu lượng xả ngày 30/10.- Công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong các vụ sạt lở núi ở Quảng Nam thêm phần gian nan do trời mưa và lực lượng chức năng vẫn chưa thể thông đường.- Trên biển, Hệ thống Đài thông tin duyên hải tiếp tục phát sóng tìm kiếm cứu nạn để các phương tiện trên biển phối hợp tìm kiếm 23 ngư dân tỉnh Bình Định mất tích trong bão số 9.- Gần 13 tỷ đồng là số tiền thu ủng hộ đồng bào miền Trung thông qua Chương trình nghệ thuật thiện nguyện “ Thương về miền Trung” do Đài TNVN tổ chức.- Số ca mắc COVID-19 toàn cầu tăng gần 25% trong chưa đầy 2 tuần qua, và vượt mốc 45 triệu trường hợp. Nhiều nước tái áp đặt các biện pháp đóng cửa nhằm kiểm soát tốc độ lây nhiễm.- Thổ Nhỹ Kỳ: Động đất khiến hàng trăm người thương vong.
Tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, ngày 29/10 tuyên bố phát hiện vi rút SARS-CoV-2 trên thịt lợn nhập khẩu và bao bì sản phẩm, trong khi một ca Covid-19 trong cộng đồng cũng được ghi nhận tại đây. Tin của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh:
Đang phát
Live