Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, nhấn mạnh việc khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.- Lần đầu tiên, thành phố Hà Nội vận hành một tuyến đường dành riêng cho xe đạp.- Tp Hải Phòng nỗ lực xây dựng các khu công nghiệp xanh từng bước hình thành các khu công nghiệp sinh thái, các chuỗi sản xuất tuần hoàn, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng về 0 vào năm 2050.- Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức từ 5,25% đến 5,5%; đồng thời cho biết chưa có kế hoạch cắt giảm lãi suất. Thị trường chứng khoán phố Wall đã phản ứng tiêu cựcvới tuyên bố này.- Số lượng người sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu vượt mốc 5 tỷ, tương đương hơn 62% dân số thế giới.
Giải ngân vốn đầu tư công tháng 1 đạt khá, kỳ vọng phát huy động lực tăng trưởng này ngay từ đầu năm.- Hôm qua, VnIndex đã có phiên giảm mạnh nhất từ đầu năm nay, nhưng thanh khoản cũng đạt mức cao nhất của 3 tuần qua.
Quy định về tài sản đảm bảo là 1 trong những rào cản khiến các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục khó khăn khi tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, đây là một trong những ý kiến của các doanh nghiệp trong “Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” diễn ra sáng nay.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 và 7 tháng năm 2023 diễn ra cuối tuần qua, mặc dù nhận diện còn nhiều khó khăn, thách thức, song, trên cơ sở kết quả kinh tế - xã hội tháng 7 tốt hơn so tháng 6, góp phần vào kết quả chung của 7 tháng; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh “chưa thay đổi mục tiêu về tăng trưởng”. Như vậy trong 6 tháng cuối năm, phải đạt tăng trưởng khoảng 9%. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đặt trọng tâm chỉ đạo, điều hành là “ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội…”. Đáng lưu ý, trong 6 nội dung chỉ đạo điều hành, Chính phủ nhấn mạnh việc “Ưu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy cả tổng cung, tổng cầu, 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng)” và “Rút ngắn quy trình, thủ tục xây dựng thể chế và văn bản”. Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký VCCI, Trưởng Ban pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận câu chuyện này.
Kết thúc nửa chặng đường năm 2023, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 3,72%, thấp so với kỳ vọng, mục tiêu đề ra. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm nay từ 6-6,5% thì 2 quý còn lại sẽ phải đạt mức tăng 8-9%. Mặc dù tăng trưởng quý 2 cao hơn quý 1 và đã xuất hiện những điểm sáng trên cả bình diện trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo dự báo là sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức để đạt được các tiêu tăng trưởng đã đề ra, nếu không có những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong thời gian tới. - Diễn đàn chủ nhật hôm nay sẽ bàn về chủ đề này. Khách mời tham gia bàn luận là Chuyên gia kinh tế-Tiến sỹ Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam và bà Trịnh Thị Ngân,Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đảng và Nhà nước đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trên tinh thần đó, thời gian qua, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực thi đua phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng các nghiên cứu của mình gắn với mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Tình hình thế giới và trong nước được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều tới hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại - những lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý. Trong khi 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025, Bộ Công Thương xây dựng tới 9 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu là 1 trong những mục tiêu trọng tâm của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Lạng Sơn đã xây dựng những giải pháp đồng bộ từ quy hoạch đến cơ sở hạ tầng.
Hơn 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa trong năm 2020- con số thống kê này của Tổng cục Thống kê đã phần nào cho thấy những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế. Tuy vậy, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, vẫn có nhiều doanh nghiệp không chỉ trụ vững, mà còn phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm mới… nhờ đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. - Đổi mới sáng tạo sẽ trở thành chìa khóa để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vượt qua thách thức, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam như thế nào? Cần tạo động lực ra sao để doanh nghiệp vượt qua khó khăn-thách thức và dám đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững?.
Đang phát
Live