Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia- Tối nay, thành phố Hà Nội tổ chức lễ phát động Tháng cao điểm vì người nghèo và an sinh xã hội năm 2023. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10- Sở Y tế TP.HCM triệu tập khẩn họp hội đồng các chuyên gia vào sáng mai liên quan đến 50 người vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh Trung thu tại Chung cư Pam Hai, thành phố Thủ Đức, TP.HCM- Liên hợp quốc nhất trí triển khai lực lượng đa quốc gia hỗ trợ Haiti kiểm soát các băng đảng tội phạm- Sáng kiến Rạn san hô Quốc tế (ICRI) sẽ huy động 12 tỷ đôla để bảo vệ các rạn san hô khỏi các mối đe dọa như ô nhiễm và đánh bắt quá mức
“Kết quả điều tra đến nay xác định Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã lừa đảo 30.000 tỉ đồng của 42.000 nhà đầu tư, thông qua gian dối trong phát hành trái phiếu”. Đây là thông tin được lãnh đạo Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức chiều 2/10 tại Hà Nội.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, với nhiều điểm sáng trong lĩnh vực người có công, giảm nghèo và an sinh xã hội. Trong tổng số 26 chỉ tiêu, có 5 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn và 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, một số chính sách đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Để có thể quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam có kế hoạch ban hành một Nghị quyết mới về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một nội dung được Trung ương bàn và cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 - “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”.
Tính đến ngày 20/9, thành phố Hải Phòng đã giải ngân trên 10.600 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công, đạt 79% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong giải ngân vốn đầu tư công. Đây là kết quả của sự quyết liệt trong chỉ đạo, tập trung tối đa nguồn lực cho các công trình, dự án và những giải pháp đồng bộ, nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn của lãnh đạo và các ban ngành, địa phương
Đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Hà Tĩnh đạt hơn 62% vốn Trung ương giao. Những tháng cuối năm, Hà Tĩnh khai nhiều giải pháp, quyết tâm cao nhất để giải ngân 100% vốn đầu tư công theo kế hoạch năm 2023 và năm trước chuyển sang.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời về những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội quý 3 cũng như 9 tháng năm 2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, chưa bao giờ giải ngân đầu tư công 9 tháng vượt qua 50%, nhưng năm nay đã đạt 51,38%. Đó là chưa kể, năm 2023 là một năm có khối lượng đầu tư công rất lớn, giá trị vượt của 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái lên tới 110 nghìn tỷ đồng.
Gỡ điểm nghẽn, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông- PV ông Nguyễn Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Đường sắt VN về tăng đầu tư hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh vận tải đường sắt- Đà Nẵng đẩy mạnh sáng tạo, thúc đẩy kinh tế số.
Thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP đã đem lại tăng trưởng xuất khẩu cho Việt Nam song hàng hóa thương hiệu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn khá khiêm tốn. Nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường CPTPP vẫn mang thương hiệu nước ngoài. Đây là thông tin đáng chú ý được các chuyên gia đề cập tại Tọa đàm “Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP” do Tạp chí Công Thương thực hiện sáng nay, 27/09:
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgari, Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam – Bulgari do Bộ Công Thương Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgari, phối hợp với Bộ Đổi mới và Phát triển Bulgari tổ chức. Diễn đàn chứng tỏ mong muốn của Bulgaria trong việc đẩy mạnh hợp tác hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghiệp, y tế, dược phẩm, công nghệ cao, công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo… và tất cả những lĩnh vực mà hai nước có thể đóng góp, hỗ trợ lẫn nhau.
Nền kinh tế sắp bước vào quý cuối năm với nhiều khó khăn và thách thức đặt ra. Dù tăng trưởng kinh tế GDP vẫn khả quan so với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng khó khăn của cả thị trường thế giới và trong nước đang thử thách doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Giải pháp nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm, đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng Ban, Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI, cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp.- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công tư nghiên cứu và tư vấn kinh tế Economica Việt Nam.
Đang phát
Live