Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, đó là nhiệm vụ trọng tâm mà UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo triển khai tại hội nghị đánh giá tình hình kinh tế- xã hội quý I, triển khai nhiệm vụ quý II diễn ra hôm nay.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 do thời gian này nước ta áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch covid-19. Để đạt kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 thì GDP các quý còn lại phải tăng trưởng từ 7-7,5% . Từ kết quả tăng trưởng Quý đầu năm, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). BTV/MC Nguyên Long thực hiện:
Hà Nội đặt mục tiêu đến hết tháng 6 năm nay giải ngân đầu tư công đạt từ 40 đến 45% kế hoạch (cả năm 2023 đạt 95 - 100%), nhưng trên thực tế những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang cản trở mục tiêu này.
Nhờ tập trung tháo gỡ những khó khăn về cơ chế, chính sách, nỗ lực trong công tác giải phóng mặt bằng nên những tháng đầu năm nay, công tác triển khai các công trình, dự án đầu tư công ở tỉnh Tiền Giang thuận lợi. Tiền Giang dẫn đầu trong cả nước về giải ngân vốn đầu tư công.
Nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch yêu cầu các đơn vị tập trung cao độ, quyết liệt thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Năm 2023, Chính phủ xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, ba chương trình mục tiêu quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương. Công việc giải ngân vốn đầu tư công và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội ngày càng nặng nề trong bối cảnh tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2023 là gần 711,7 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 130 nghìn tỷ đồng so với năm 2022. Với khối lượng vốn đầu tư công lớn hơn hơn, yêu cầu cao hơn, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.
Trước thực tế việc giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, tỉnh Kon Tum đang tập trung nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ tránh dồn gánh nặng giải ngân vào những tháng cuối năm.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng đầu năm mới đạt 6,97% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.-Cục CSHS, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, vừa phối hợp triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia sử dụng công nghệ cao.-Dự kiến từ ngày mai, 18 trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội và TP.HCM được khôi phục hoạt động với sự hỗ trợ nhân lực của lực lượng CSGT (Bộ công an).-Ít nhất 19 người đã chết trong một vụ tấn công ở tỉnh Bắc Kivu, miền Đông CHDC Congo. -4 phi hành gia trở về Trái Đất an toàn sau khi kết thúc sứ mệnh kéo dài 5 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
- Tiến độ giải ngân gắn vai trò quản lý, trách nhiệm người đứng đầu- Cần nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc về dòng vốn tín dụng- Tiêu điểm kinh tế địa phương là nội dung về tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công tại tỉnh Khánh Hòa.
Năm 2022, tỉnh Khánh Hòa chỉ giải ngân hơn 83% vốn đầu tư công so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao. Địa phương này quyết tâm hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trong năm nay, tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đang phát
Live