Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu khí LNG có thể đạt 22.400 MW (chiếm ~ 26.5% so với công suất đặt thời điểm hiện tại của hệ thống điện); Công suất nguồn điện gió ngoài khơi đạt 6.000 MW (chiếm ~ 4% công suất đặt của hệ thống điện). Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có các cơ chế (về sản lượng điện huy động, giá điện) để phát triển điện khí thiên nhiên trong nước, điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Điều này sẽ tạo ra rào cản, không thu hút được các nhà đầu tư và có nguy cơ làm chậm tiến độ các nguồn điện theo Quy hoạch Điện VIII. Thông tin được đưa ra tại toạ đàm “Luật điện lực sửa đổi: Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung” (theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW, Kết luận 76-KL/TW của Bộ chính trị) do Hội dầu khí Việt Nam (VPA) tổ chức hôm nay (16/10/2024).
Dự thảo Luật đấu thầu sửa đổi: Những điểm mới và góp ý hoàn thiện của doanh nghiệp.- Cần cơ chế thí điểm xây dựng điện gió ngoài khơi.
Mặc dù Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện 8) vẫn đang trong giai đoạn bàn thảo, song kế hoạch hiện thực hoá chủ trương phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) ở Việt Nam đã khá rõ ràng. Bởi sau nhiều lần sửa đổi, bản Dự thảo Quy hoạch Điện 8 mới đây nhất vẫn kiên định phát triển ĐGNK - với khoảng 7GW (7.000MW) công suất nguồn điện này sẽ được hoàn thành, cung cấp điện vào năm 2030 (khoảng 87 GW công suất vào năm 2050). Từ thực tế triển khai các dự án ĐGNK ở nhiều quốc gia có sẵn các cơ sở hạ tầng thiết yếu và kinh nghiệm trong xây dựng ĐGNK, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng cơ chế thí điểm để có thể hiện thực hoá chủ trương này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live