Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là học sinh, sinh viên trên trên cả nước bước vào năm học mới. Thời điểm này, những câu chuyện liên quan đến giáo dục là chủ đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD-ĐT thống nhất với các bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo nghị định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024. Như vậy, đây sẽ là năm thứ 3 liên tiếp các trường đại học không tăng học phí kể từ khi Nghị định 81 có hiệu lực. Việc hoãn, tiếp tục chưa tăng học phí năm học 2023-2024 nhằm giảm gánh nặng cho người dân, đồng thời giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Quyết định này làm cho nhiều phụ huynh, học sinh thở phào, tạm trút gánh nặng học phí trước mắt, song cũng khiến các cơ sở giáo dục công lập - nhất là hệ thống trường đại học chịu nhiều áp lực. PGS TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận vấn đề này.
Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày mai, với nhiều nội dung liên quan đến công tác xây dựng pháp luật- Đài Tiếng nói Việt Nam cùng các đơn vị tổ chức thành công chương trình chính luận nghệ thuật "Mạnh giàu từ biển quê hương" nhằm tôn vinh, thúc đẩy tâm thức bảo vệ, phát triển tài nguyên biển, đảo Việt Nam- Sở Giáo dục và đào tạo TPHCM kiến nghị thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí trong năm học tới- Chính quyền quân sự do phe đảo chính lập ra tại Niger một lần nữa yêu cầu chính phủ Pháp rút quân- Người dân Israel biểu tình phản đối cải cách tư pháp trong tuần thứ 32 liên tiếp
P Thủ Đức sau hơn 2 năm thành lập dù có nhiều kết quả khá nổi bật nhưng nhìn chung vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế. Do đó, với việc Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù của TP.HCM chính thức có hiệu lực, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách vượt trội được xem là cú hích để mô hình “thành phố trong thành phố" này phát triển đúng như kỳ vọng. Hiện TP Thủ Đức và TP.HCM đang chạy đua để có thể triển khai hiệu quả Nghị quyết 98.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học để xin ý kiến góp ý. Nguyên tắc thiết kế các tiêu chuẩn, tiêu chí là lấy lợi ích người học làm trung tâm; dựa trên 3 chức năng cơ bản của cơ sở giáo dục đại học là đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức phục vụ cuộc sống. Nhiều trường đại học đồng tình ban hành bộ tiêu chuẩn với cách tiếp cận của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng cũng bày tỏ lo lắng nếu không đạt chuẩn đối với một số tiêu chí, công tác tuyển sinh có thể bị ảnh hưởng.
Bàng hoàng, căng thẳng, thậm chí bỏ nhà ra đi, là những gì mà những vị thành niên trải qua khi biết tin mình bị nhiễm HIV. Những bệnh nhân này còn quá trẻ để hứng chịu nỗi đau của sự kỳ thị trong xã hội, nhất là khi các em chưa đến tuổi được đưa ra yêu cầu sử dụng dịch vụ xét nghiệm khẳng định và điều trị. Trong khi các các bạn trẻ này muốn giữ kín những điều khó nói của mình, đặc biệt là tình trạng nhiễm HIV, thì luật hiện hành lại quy định, trẻ dưới 15 tuổi phải có cha mẹ hoặc người giám hộ có mặt ký vào phiếu đề nghị xét nghiệm khẳng định. Đây cũng là khó khăn nổi lên trong công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay.
Từng là cường quốc xuất khẩu của thế giới, song nền kinh tế Đức hiện đang có dấu hiệu bị chững lại. Trong hai quý liên tiếp, sản lượng kinh tế của Đức đều giảm xuống, khiến các nhà kinh tế gọi là “suy thoái kỹ thuật”. Trong quý gần đây nhất, tất cả các chỉ số kinh tế quan trọng đều cho thấy sự suy giảm. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thậm chí còn dự báo Đức sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất trên phạm vi toàn cầu bị thu hẹp trong năm nay. Nhiều cuộc khủng hoảng gần đây đã bộc lộ những điểm yếu trong mô hình kinh doanh của quốc gia này. Để tìm hiểu rõ hơn những “cơn gió ngược” đang làm lung lay vị thế cường quốc xuất khẩu của Đức, phóng viên Anh Tuấn – thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.
Chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện NQ số 22 của BCT về hội nhập quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là thời điểm đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển đất nước.- Các chuyên gia đề nghị phát huy vai trò của Nhà nước trong xã hội hóa giáo dục. Cần có chiến lược căn cơ và lâu dài trong biên soạn SGK, không nên thay đổi thường xuyên, gây lãng phí.- Những bế tắc quanh vấn đề trần nợ công khiến Mỹ bị hạ cấp tín nhiệm nợ. Chứng khoán thế giới ngập sắc đỏ sau động thái này.- Trung Quốc đứng trước nguy cơ bão chồng bão.
- Hơn 52 nghìn học sinh lớp 1 bị xếp loại “chưa hoàn thành”: Lo ngại từ những con số. - Khám phá các giải pháp công nghệ mới giảm nguy cơ sốc nhiệt tại Triển lãm Biện pháp đối phó nắng nóng tại Tokyo (Nhật Bản). - Khiêu vũ: Niềm vui tuổi già.
Sáng nay (01/08), tại Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức toạ đàm góp ý về dự thảo Thông tư ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học với sự tham dự của nhiều chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học ở khu vực phía Bắc.
Học sinh thi tốt nghiệp THPT 2023 vừa biết điểm và cân nhắc các nguyện vọng để xét tuyển vào Đại học, cao đẳng, còn học sinh vào lớp 10 năm nay cũng đang băn khoăn lựa chọn các tổ hợp môn học - một trong những việc rất quan trọng để thích ứng với các thay đổi về thi cử, tuyển sinh đại học từ năm 2025. Năm học 2022-2023 vừa qua, Chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai năm đầu tiên ở bậc THPT. Khác với quan điểm “tích hợp” ở bậc học dưới, ở bậc THPT chương trình được xây dựng theo hướng phân hóa và gần với định hướng nghề nghiệp khi học sinh được chọn môn theo sở thích. Song, sau một năm học triển khai, chương trình mới đã bộc lộ một số bất cập, cần phải “gỡ” ngay khi năm học 2023-2024 đang cận kề. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Đang phát
Live