
Công tác tuyển sinh đại học năm 2021 của các cơ sở giáo dục trên cả nước đang bước vào đợt cao điểm. Tuy nhiên, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa diễn ra, nhiều trường phải tạm dừng các hoạt động tư vấn tuyển sinh trực tiếp. Các trường ĐH cũng đang đứng trước băn khoăn về việc điều chỉnh đề án tuyển sinh. Điều mà các thí sinh và phụ huynh quan tâm nhất lúc này là làm sao để đợt tuyển sinh đại học năm nay vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa mang lại quyền lợi, sự công bằng cho các thí sinh?
Sáng 27/5, Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức Lễ xuất quân tiễn đoàn cán bộ, sinh viên tình nguyện tham gia chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương phương pháp xét nghiệm virus SARS-COVI-2 gộp nhóm của Đà Nẵng giúp tiết kiệm gần 1/5 so với chi phí xét nghiệm mẫu đơn và nâng năng lực xét nghiệm lên hơn 22.000 mẫu một ngày.- Bộ Quốc phòng cử lực lượng cơ động về giúp 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh chống dịch. Trong khi đó, Tuyên Quang là địa phương mới nhất ghi nhận ca mắc COVID-19.- Gần 1 triệu 700 nghìn liều vaccine Covid-19 AstraZeneca đã chuyển tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chuẩn bị phân phối cho các tỉnh triển khai tiêm đợt 3.- Hơn 160 người ở 18 tỉnh, thành phố đã bị lừa vào Đà Nẵng để đi du lịch Hàn Quốc.- Bạo lực đẫm máu tại dải Gaza bước sang ngày thứ 7 liên tiếp. Tổng thư ký Liên hợp quốc và Đức Giáo hoàng kêu gọi chấm dứt giao tranh ngay lập tức. Cộng đồng quốc tế đang nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho Israel và Palestin
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Việt Nam, hàng loạt trường đại học chuyển sang học trực tuyến ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Bắt đầu từ 27/04, học sinh toàn quốc chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2021. Do Quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay có bổ sung một số điểm mới nên thí sinh cần lưu ý tìm hiểu kỹ thông tin hướng dẫn trước khi đăng ký dự thi, nhằm hạn chế thấp nhất những sai sót có thể xảy ra.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành địa phương và người dân tuyệt đối không chủ quan với dịch COVID-19, nêu cao ý thức vì sức khỏe cộng đồng.- PV Đài TNVN phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế về 3 kịch bản ứng phó với dịch COVID-19 của nước ta.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính 5 tỉnh, thành phố.- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp thu ý kiến về 4 vấn đề lớn của ngành.- Bắt đầu từ hôm nay, học sinh trên cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với một số điểm mới cần lưu ý.- Tổng số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ vượt quá 17 triệu ca sau khi ghi nhận hơn 350 nghìn ca mắc mới trong 24 giờ qua, mức tăng cao nhất trong ngày thứ 5 liên tiếp.- Trong khi đó, Liên minh châu Âu kiện hãng AstraZeneca vì chậm giao vaccine COVID-19.- Bình luận: Bất cập trong công tác kiểm tra nội bộ để phòng chống tham nhũng hiện nay.
Việt Nam có 4 trường Đại học lọt vào Bảng xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.- Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên sơ thẩm xét xử cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và đồng phạm.- Thành phố Hồ Chí Minh truy vết liên quan 3 người nhập cảnh trái phép nhằm phòng ngừa dịch COVID-19.- Kích cầu du lich được đẩy mạnh tại nhiều địa phương, trong chương trình có bài bình luận với nhan đề “Kích cầu du lịch: Tận dụng cơ hội nhưng phải coi trọng an toàn”.- Liên hợp quốc cùng ASEAN thúc đẩy giải pháp ổn định tình hình Myanmar.- Lào phong tỏa Thủ đô Viêng Chăn nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Hầu hết trường đại học hiện nay đã công bố đề án tuyển sinh năm học 2021 - 2022. Trong đó, mức thu học phí dự kiến cho các hệ đào tạo của năm học tới cũng được các trường công bố. Theo đó, có trường chỉ tăng trên dưới 1 triệu đồng/năm nhưng cũng có trường công bố mức học phí tăng “phi mã”, thậm chí gấp 5 lần so với những năm trước. Câu chuyện học phí trường đại học tăng “chóng mặt” không phải năm nay, mà diễn ra từ nhiều năm trước và được giải thích là tăng theo lộ trình. Có điều, năm nay có sự khác biệt là nhiều trường đại học có mức tăng rất cao và được các trường giải thích là do thực hiện tự chủ tài chính, trên cơ sở tính đúng, tính đủ. Học phí tăng mạnh do các trường đang và sẽ áp dụng cơ chế tự chủ, nhưng việc tăng thế nào là hợp lý thì không phải trường nào cũng đưa ra được. Nếu nhà trường không có bài toán tài chính rõ ràng, thì sẽ rơi vào tình trạng thu không đủ bù chi, hoặc thu quá cao so với mặt bằng của xã hội. Và nếu như mức học phí quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như cơ hội học tập của sinh viên. “Tăng học phí đại học: Làm sao để đạt về lý, thuận về tình?” là nội dung được TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đại học, Viện Khoa Giáo dục Việt Nam phân tích.
- Tăng học phí đại học: Làm sao để đạt về lý, thuận về tình.- Giải đáp về vị trí, vai trò cũng như những quyền cơ bản của Đại biểu Quốc hội.- Nga trong vòng xoáy trả đũa ngoại giao với Séc và Ucraina.- Kiểm soát rủi ro an toàn vệ sinh lao động tại khu công nghiệp ở Bình Dương.- New Zealand thử nghiệm ứng dụng cảnh báo sớm vi rút cho lực lượng biên phòng.
Bộ Tài chính Mỹ chính thức tuyên bố: không có bằng chứng kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ.- Hơn 100 nghìn bản sách được bán tại Hội sách trực tuyến toàn quốc diễn ra từ hôm nay.- Khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ 8.- Cuộc họp thượng đỉnh Nhật - Mỹ khẳng định hợp tác giữa hai nước có vài trò quan trọng.
Đang phát
Live