Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra. Vào thời điểm này, các công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đang được gấp rút tiến hành. Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội thông tin những việc mà các Tổ bầu cử cần phải thực hiện trước và trong ngày bầu cử 23/5 tới.
Cho đến nay, trải qua một quy trình 5 bước với 3 vòng hiệp thương chặt chẽ, dân chủ, cẩn trọng, không phân biệt, danh sách và số lượng chính thức các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã và đang dần hình thành. Đây chính là những ứng cử viên ưu tú, xứng đáng nhất cho toàn dân bầu chọn trong ngày bầu cử 23/5 tới.
Trong Chuyên mục này hôm nay, Luật sư Đặng Văn Cường sẽ tiếp tục giải đáp những quy định của pháp luật về trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội và quyền miễn trừ đối với Đại biểu Quốc hội.
Cho đến thời điểm hiện nay, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đang bước vào giai đoạn nước rút quan trọng, hoàn thiện tất cả các bước lấy phiếu tín nhiệm cử tri nơi cư trú, nơi công tác đối với người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp, hoàn thành việc thẩm tra, xác minh lịch sử chính trị và kết luận tiêu chuẩn chính trị của người ứng cử chuẩn bị tích cực cho quá trình hiệp thương lần ba đạt kết quả cao nhất. Vậy làm thế nào để bước sàng lọc cuối cùng chốt danh sách các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đáp ứng đủ tiêu chuẩn và chất lượng?
Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, hiện nay các địa phương đang lập danh sách cử tri và công việc này phải phải được hoàn thành chậm nhất là ngày 04 tháng 4 này. Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giải đáp cụ thể:- Sau khi danh sách cử tri được lập thì việc niêm yết danh sách này sẽ được tiến hành như thế nào?- Quyền bầu cử của các cử tri đối với việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp có giống nhau hay không?
Ngay sau phần tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự tin tưởng và mong muốn tân Chủ tịch Quốc hội phát huy được những thành quả của Quốc hội khóa 14, tiếp tục lãnh đạo, điều hành Quốc hội trong nhiệm kỳ mới đáp ứng tốt mong mỏi của cử tri và nhân dân, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Chiều nay, trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình cao với những kết quả nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 trong phát triển chung của đất nước, nhất là vai trò điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các Phó chủ tịch Quốc hội trong nhiệm kỳ này.
Để đảm bảo thành công của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các cơ quan, ban ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trả lời cụ thể những văn bản nào?
Trước vụ việc một người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 1/1 đến 8/3/2021, đã đi 18 bệnh viện để khám bảo hiểm y tế với 80 lần, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có sự kết nối thông tin và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện để chống tình trạng trục lợi bảo hiểm nếu xảy ra.
Đang phát
Live