Chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Đức Angela Merkel, một động thái ngoại giao mang tính biểu tượng cao về sự kết nối giữa các đồng minh hai bờ Đại Tây dương là câu chuyện quốc tế nổi bật tuần này. Bà Merkel trở thành nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên thăm Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden nhưng đây là chuyến thăm Mỹ cuối cùng của bà trước khi mãn nhiệm vào mùa thu năm nay. Dù không có đột phá chính sách lớn, song Tuyên bố Washington về các nguyên tắc chung hợp tác Mỹ - Đức sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Angela Merkel cho thấy hai bên thực sự muốn tạo nền tảng mới cho mối quan hệ “đối tác tự nhiên” trong tương lai.
Thủ tướng Đức Angela Merkel có chuyến thăm Mỹ và gặp Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng. Đây là chuyến thăm Washington đầu tiên của bà Merkel kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức hồi tháng 1 năm nay và có thể là chuyến công du Mỹ cuối cùng của bà sau gần 16 năm lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Bởi vậy, chương trình nghị sự mà bà Merkel sẽ thảo luận với Tổng thống Mỹ là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế, trong đó có các vấn đề song phương và toàn cầu.
Loạt sự kiện quốc tế được dư luận đặc biệt quan tâm là Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra ngày 14/6 tại Brussels (Bỉ), tiếp ngay sau đó là Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Mỹ diễn ra hôm nay (15/6). Với sự tham gia lần đầu tiên của Tổng thống Mỹ, các đồng minh phương Tây trong khối NATO và Liên minh châu Âu kỳ vọng, các hội nghị quan trọng lần này có thể giúp mở ra trang mới cho quan hệ hai bên sau một giai đoạn dài nhiều mâu thuẫn và căng thẳng. TS. Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội & Việt Nam phân tích cụ thể về triển vọng quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa bắt đầu công du châu Âu – chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức. Với lịch trình dày đặc, từ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, tới Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cùng hàng loạt cuộc gặp song phương với các nguyên thủ như Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan…, chuyến đi là cơ hội để ông Joe Biden khẳng định lập trường của nước Mỹ trong việc cùng các đồng minh châu Âu giải quyết nhiều vấn đề quan trọng.
Cùng với những điểm nóng khác, những ngày gần đây, căng thẳng khu vực giữa biên giới Nga và Ukraine tiếp tục leo thang. Cuối tuần trước, Nga tuyên bố sẽ không rút quân khỏi đây và để ngỏ khả năng sẽ hành động khi cần thiết. Trong bối cảnh căng thẳng nhanh chóng tại Donbas, Ukraina đã công khai kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đẩy nhanh tiến trình kết nạp nước này, một động thái “đổ thêm dầu vào lửa” khiến giới chức Nga tức giận.Vậy, điều gì đang xảy ra trong mối quan hệ Nga-Ukraina? Và những căng thẳng hiện nay có tái hiện một kịch bản tương tự như năm 2014 hay không?
Hội nghị thượng đỉnh thường niên của Liên minh châu Âu có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Dự kiến, Tổng thống Biden phát biểu trước các nhà lãnh đạo EU về hợp tác chống đại dịch Covid-19, giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và làm sâu sắc hơn mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng nhất trên thế giới. Sự kiện này được coi như một cơ hội để EU và Mỹ “xây dựng lại liên minh xuyên Đại Tây Dương” vốn suy yếu dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump, phù hợp với kỳ vọng của cả hai phía. Ông Phạm Phú Phúc - chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế- trao đổi về nội dung này.
Từ ngày 25/8 - 1/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du 5 nước châu Âu gồm: Italia, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Vương Nghị để từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Chuyến thăm diễn ra sau khi châu Âu có những chỉ trích đối với cách thức xử lý của Bắc Kinh đối với dịch Covid-19, cũng như chính sách về vấn đề Hồng Công và cả mạng 5G khi nhiều quốc gia đang từ chối công nghệ này của Trung Quốc. Mục tiêu và động lực của chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị là gì? Liệu các nước châu Âu sẽ đáp lại đại diện Bắc Kinh ra sao? Phóng viên Bích Thuận - Thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc và phóng viên Huỳnh Điệp - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu sẽ phân tích cụ thể cùng quí vị:
- Đại biểu Quốc hội có hai quốc tịch: Trách nhiệm và xử lý trách nhiệm như thế nào.- Thăm châu Âu, Ngoại trưởng Vương Nghị ngăn “mặt trận xuyên Đại Tây Dương” chống Trung Quốc.- Nhiều nhà hàng ăn uống, cà phê, bia hơi vỉa hè Hà Nội chưa thực hiện giãn cách.- Doanh nghiệp, chuyên gia ủng hộ và kỳ vọng tính thiết thực của gói hỗ trợ lần 2.- Giải pháp lớp học ngoài trời chống Covid-19 ở Mỹ.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live