Tình trạng lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài diễn ra từ nhiều năm nay. Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo và khuyến cáo nhằm giúp người lao động tránh được cảnh “tiền mất, nghèo lại càng nghèo do vay mượn, nợ nần để được đi làm việc ở nước ngoài”. Tuy nhiên, do thiếu thông tin, nhiều lao động vẫn rơi vào bẫy “lừa đảo” của một số tổ chức, cá nhân.
Số người rút bảo hiểm xã hội 1 lần liên tục gia tăng thời gian qua do nhiều doanh nghiệp bị giảm đơn hàng khiến hàng chục nghìn người lao động bị mất việc, giảm giờ làm. Thu nhập giảm, công việc bấp bênh, không ít người lao động chỉ biết trông chờ vào khoản bảo hiểm xã hội (BHXH). Giải pháp nào để hạn chế tình trạng rút BHXH một lần. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình 10 phút sự kiện, luận bàn hôm nay.
Sáng nay (16/5), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức buổi giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật trong xây dựng dự án Khu dân cư A1-C1” tại huyện Thống Nhất. Đây là dự án xảy ra khiếu kiện, khiếu nại phức tạp và cơ quan điều tra đã vào cuộc về việc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cần giảm tuổi nghỉ hưu đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, thấp hơn 5 tuổi so với quy định hiện hành. Đây là ý kiến của nhiều công nhân, người lao động nêu lên tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình với công nhân, lao động nhân dịp Tháng Công nhân năm 2023.
Một nội dung quan trọng của Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương lần này là Trung ương lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Khóa 13. Đây không phải lần đầu Ban Chấp hành Trung ương lấy phiếu tín nhiệm với những vị trí này. Tuy nhiên, điểm khác biệt là lần này, Quy định 96 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị vừa ban hành. Với quy định này, việc lấy phiếu tín nhiệm không chỉ có ý nghĩa tham khảo, góp phần vào đánh giá cán bộ mà được sử dụng trực tiếp vào công tác đánh giá, bố trí, điều động và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Đây cũng là cơ sở kiểm điểm giữa nhiệm kỳ, chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may đạt khoảng 10 tỷ USD, giảm hơn 19%. Quý II năm nay, mặc dù có một số tín hiệu khả quan hơn từ thị trường xuất khẩu, nhưng trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu tồn kho lớn, sức mua giảm mạnh, các doanh nghiệp dệt may đang linh hoạt tìm kiếm thị trường mới, đảm bảo chuyền may không bị ngưng nghỉ.
Tại buổi mít tinh, nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái sáng 25/9/1958, Bác Hồ từng chỉ rõ, muốn được “ăn no, mặc ấm” là phải định canh định cư, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, bỏ những tập quán lạc hậu trong làm ăn … Lời căn dặn của Người đã, đang được đồng bào các dân tộc nơi đây thực hiện rất tốt, qua đó giúp nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Thời gian qua, khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp nước ta phải đối mặt là rất lớn khiến cho “sức khoẻ” doanh nghiệp bị bào mòn. Trong khi đó, những rào cản kinh doanh tiếp tục tăng, sự chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính gây thêm khó khăn, làm nản lòng chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Làm gì để xốc lại niềm tin, tinh thần kinh doanh của doanh nhân, doanh nghiệp- lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước? BTV Ngọc Diệu có bình luận về nội dung này.
Cảnh báo nguy cơ từ những căn nhà không lối thoát hiểm khi xảy ra cháy.- Israel chuẩn bị ra mắt thị trường món cá tươi độc lạ được sản xuất từ công nghệ in 3D.- Mô hình tổ công nghệ số cộng đồng ở Đồng Tháp mang lại hiệu quả gì?- Ông Lê Văn Hòe người đau đáu nỗi niềm khôi phục tiếng bản ngữ cho người Lào Thưng, ở bản Phú Lâm, xã Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh.
“Bằng mọi cách không để thiếu than cho sản xuất điện” là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại cuộc họp với các tập đoàn năng lượng triển khai Công điện (397) của Thủ tướng Chính phủ về “chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn” ngày 13/5 vừa qua. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất than, coi đây là chiến lược phát triển bền vững để tăng năng suất, sản lượng khai thác và nhất là tiết kiệm tài nguyên khoáng sản cho đất nước được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) áp dụng tại các mỏ than hầm lò nhiều năm qua. Nhờ đó, đã không chỉ cải thiện điều kiện làm việc cho thợ lò, hạn chế tác động đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tiết giảm nhân công phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, còn giúp tăng năng suất lao động, gia tăng mức độ an toàn, hướng tới mục tiêu xây dựng thành công mô hình “Mỏ xanh, sạch, hiện đại, ít người” trong toàn Tập đoàn. Thực tế tại Phân xưởng Khai thác 8 – Công ty Than Mạo Khê:
Đang phát
Live