Tây Nguyên đang trong cao điểm mùa khô, mực nước trên các sông, suối đang giảm nhanh, một số nơi đã cạn kiệt nguồn nước. Ngành nông nghiệp các địa phương đang cùng người dân khẩn trương triển khai các giải pháp, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho sản xuất.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới. Mỗi năm, nước ta có khoảng 172.000 bệnh nhân lao, nếu không được chữa trị, số người bị lây nhiễm sẽ tăng gấp nhiều lần. Vậy Chương trình chống lao Quốc gia triển khai các giải pháp gì nhằm tăng tối đa số bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán, điều trị để cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng? TS.BS cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình chống lao Quốc gia cùng bàn luận về câu chuyện này.
Nằm trong chuỗi các hoạt động Tháng Thanh niên, kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), sáng ngày 18/03, tại tỉnh Hà Tĩnh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa quốc tế (IDP) - Thương hiệu Lof Kun tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe”. Tới dự có Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng. Điểm cầu chính của Ngày hội tại tỉnh Hà Tĩnh và kết nối trực tiếp với gần 12 nghìn liên đội trường tiểu học trên cả nước. Điểm ấn tượng của ngày hội năm nay là hơn 5 triệu em đội viên, thiếu nhi trên cả nước đã cùng nhau đồng diễn bài "Tự hào thiếu nhi Việt Nam và Kun học tốt".
Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết phát triển theo chuỗi nông sản toàn cầu thân thiện với môi trường, sản phẩm cà phê của tỉnh Lâm Đồng đã ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong 3 ngày từ 15 đến 17/3, tại khu vực Quảng trường Khách sạn Nam Cường (thành phố Nam Định), Festival Phở 2024 với chủ đề “Con đường Phở Việt” diễn ra với chuỗi hoạt động sôi động, hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Sự kiện góp phần tôn vinh văn hóa ẩm thực phở, đem lại cho du khách những trải nghiệm khó quên khi được thưởng thức và tìm hiểu về kỹ thuật chế biến món phở.
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2022) và Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ, từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu 6 loại sản phẩm như pin, ắc quy; điện, điện tử; săm, lốp; dầu nhớt; phương tiện giao thông và nhóm bao bì sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm. Thời gian từ nay đến hạn quy định chỉ còn gần 3 tháng, phóng viên Đài TNVN ghi nhận ý kiến từ các bên liên quan về nội dung này. Bài viết được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường.
Từ tháng 4 năm 2019, Nhật Bản đã thiết lập tư cách lưu trú mới để tiếp nhận người nước ngoài làm việc ở một số lĩnh vực ngành nghề của Nhật Bản như một lực lượng lao động có thể làm việc ngay gọi là “Specified Skilled Worker (SSW: Người lao động kỹ năng đặc định)”. Hiện tại, để làm việc tại Nhật Bản với tư cách là lao động kỹ năng đặc định (tư cách lưu trú là “kỹ năng đặc định số 1”), ứng viên cần phải hoàn thành thành tốt chương trình thực tập kỹ năng (3 năm) hoặc thi đỗ kỳ thi kỹ năng đặc định (bao gồm thi kỹ năng và kiểm tra tiếng Nhật). Lần đầu tiên kỳ thi kỹ năng đặc định vừa được tổ chức tại Việt Nam. Để tìm hiểu về nội dung này, xin giới thiệu các vị khách mời: - Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam. - Ông Isshii Chikahisa - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. - Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Nhân Ái (Nhân Ái Corp).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, thành phố Hà Nội đã dành hơn 2.100 tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Đây là nguồn lực quan trọng để vùng đồng bào dân tộc của Thủ đô tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội.
Sản lượng lúa sản xuất tại ĐBSCL những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24 - 25 triệu tấn, chiếm hơn 50% sản lượng lúa sản xuất và hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Sản xuất lúa ở ĐBSCL ngày càng đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới; quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Từ bối cảnh ấy, ngày 27 tháng 11 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Nhân chuyến khảo sát các HTX ở tỉnh Trà Vinh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã thông tin cơ bản cho báo chí về công tác triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” và vai trò của lực lượng khuyến nông cộng đồng.
Sáng nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp lần thứ 31. Tại phiên họp này Ủy ban TVQH cho ý kiến vào 7 dự án Luật quan trọng và tiến hành chất vấn đối với lĩnh vực tài chính và lĩnh vực ngoại giao. Trong sáng nay, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Ủy ban TVQH cho rằng: vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, vấn đề tắc nghẽn giao thông, vấn đề xử lý rác thải, ngập úng... là những vấn đề nổi cộm. Do đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải trao quyền linh động để Thủ đô giải quyết căn cơ được những vấn đề này.
Đang phát
Live