Biến thể virus SARS CoV-2 mang tên Delta lần đầu được phát hiện tại Ấn Độ đang làm khuyên đảo cuộc chiến chống dịch Covid-19 của thế giới, trong đó bao gồm cả khu vực Đông Nam Á. Hiện các nước trong khu vực đang triển khai nhiều biện pháp đối phó được cho “cứng rắn nhất” từ trước đến nay để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bắt đầu công du tới các nước Đông Nam Á, trong đó điểm dừng chân đầu tiên là Singapore. Đây là chuyến thăm khu vực đầu tiên của một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Joe Biden. Chuyến đi này sẽ đánh dấu cam kết bền vững của Mỹ đối với khu vực, và lợi ích của Mỹ trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên quy tắc tại khu vực và thúc đẩy tính trung tâm của ASEAN.
Công tác tổ chức đón công dân từ vùng dịch cần được kiểm soát như thế nào để dịch bệnh không lây lan rộng hơn ra cộng đồng?- Đắc Lắc đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động kinh tế - xã hội để thích ứng với tình hình mới.- Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.- Mô hình “shipper tình nguyện” hỗ trợ người dân trong khu vực bị phong tỏa ở Cần Thơ.- Những cam kết đối với khu vực Đông Nam Á trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.- Ấn Độ chưa hết lao đao vì Covid-19 lại phải đối mặt với dịch nấm đen nguy hiểm.
Nhiều quốc gia Đông Nam Á đang “chật vật” ứng phó với làn sóng COVID-19 thứ 3 có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp. Biến chủng Delta khiến số ca nhiễm mới và tử vong trong khu vực tăng cao kỷ lục, giáng mạnh vào các hệ thống y tế đang bị quá tải. Ráo riết thực hiện các biện pháp phòng dịch, các nước cũng đang tìm cách đa dạng nguồn cung vắc-xin, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng như “tấm lá chắn” phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý áp dụng Chỉ thị 16 cho 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Tại TPHCM và khu vực Đông Nam bộ, việc chuẩn bị, sắp xếp phương án giao thông, vận chuyển hàng hóa cho các địa phương đã được gấp rút thực hiện. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm chỉ thị về giãn cách xã hội, thì một số địa phương còn băn khoăn về việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa, thực phẩm trong những ngày tới.
Hàng triệu người ở khu vực Đông Nam Á đang ngày càng phải đối mặt với nguy cơ nước biển dâng cao. Đây là thông tin được Viện Nghiên cứu khu vực châu thổ Hà Lan công bố mới đây.
Tình trạng tăng vọt ca nhiễm do các biến thể mới tại nhiều quốc gia Đông Nam Á đã buộc các nước trong khu vực tái áp dụng các biện pháp hạn chế để chống dịch, đóng cửa nhà máy và tăng tốc chương trình tiêm chủng. Một số quốc gia đang phải thay đổi chiến lược ứng phó với Covid-19 đồng thời tiến tới trạng thái “bình thường mới” theo nhiều cách khác nhau . Những thay đổi đó là gì và những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ các mô hình đó ra sao là nội dung của chương trình 10p Sự kiện luận bàn với góc nhìn từ các phóng viên Hương Trà – Thường trú Đài TNVN tại Indonesia và phóng viên Quang Trung thường trú tại Thái Lan.
- Đông Nam Á phát triển năng lượng xanh bất chấp Covid-19 - Than không khói giúp bảo vệ môi trường tại Campuchia
Ấn Độ tiếp tục bị nhấn chìm trong làn sóng lây nhiễm thứ hai và tình trạng thiếu vắc-xin khiến nhiều bang tại Ấn Độ không thể bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin quy mô lớn cho người trưởng thành từ hôm nay, 1/5. Với mức độ nguy hiểm của biến thể mới tại Ấn Độ, nhiều quốc gia buộc phải đưa ra lệnh cấm đi lại với Ấn Độ để ngăn sóng dịch.
- Nhật Bản có kế hoạch mở rộng gói tài trợ doanh nghiệp nước này chuyển chuỗi cung sang Đông Nam Á, trong đó chú trọng Việt Nam.- Nhận định của chuyên gia về diễn biến đáng chú ý trên thị trường hàng hóa thế giới.
Đang phát
Live