Sau một năm gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sáng 2/9/2021, Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ 6 khai mạc tại thành phố cảng Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông, Nga. EEF 2021 kéo dài đến ngày 4/9, diễn ra theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của các nguyên thủ nhiều quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, giới trẻ trong nước và quốc tế.
Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại ASEAN vừa dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Cuộc họp giữa Uỷ ban các Đại diện thường trực tại ASEAN (CPR) với Liên hợp quốc (LHQ) được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Nước ta đã sắp chạm đến mốc 500.000 ca mắc Covid-19 kể từ đợt dịch thứ 4, trong đó TPHCM và Bình Dương là 2 địa phương có số ca mắc cao nhất, chiếm gần 70% tổng số ca mắc trong cả nước. Đáng chú ý, dù đã thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 một thời gian dài, song khi tăng tốc xét nghiệm trong tuần qua, tại TP HCM đã phát hiện hơn 64.000 ca F0 trong cộng đồng. Tại Hà Nội cũng phát hiện những ổ dịch có nguy cơ lây lan, bùng phát mạnh qua chiến lược xét nghiệm hàng triệu mẫu. Vậy trong giai đoạn hiện nay, công tác xét nghiệm sẽ tập trung vào những mục tiêu gì? công tác phòng chống dịch phải thích ứng ra sao? khi số ca mắc tăng cao trong cộng đồng. TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bàn luận về câu chuyện này.
Vì sao giãn cách nghiêm ngặt, nhưng số ca F0 trong cộng đồng vẫn gia tăng?- Về quê hương cách mạng Mường Lai (Yên Bái) để chứng kiến cuộc sống mới đổi thay.- Những chuyến xe nghĩa tình từ Kiên Giang đến với đồng bào vùng tâm dịch TPHCM và Bình Dương.
Hơn 85.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng qua.- Diễn biến mới nhất thị trường hàng hóa thế giới giao dịch liên thông trên Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ đông máu ở người mắc COVID-19 - Bảo vệ y bác sĩ nơi tâm dịch
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trước tình hình khó khăn nghiêm trọng của hàng loạt doanh nghiệp, Chính phủ đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ. Mới đây, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã trình Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo đó sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được gia hạn, miễn, giảm thuế, phí. Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 được Chính phủ, các Bộ ngành địa phương ban hành được xem là “liều thuốc” hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang tổ chức vận chuyển gần 9 tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu, gồm 2 tấn gạo, 4 tấn khoai lang, 3 tấn rau, củ, quả, 2.000 trứng vịt, 2.000 chai nước mắm và các loại lương thực khô, với tổng số tiền gần 120 triệu đồng, hỗ trợ người dân tại TP HCM và Bình Dương đang gặp khó khăn trong thời gian giãn cách XH theo Chỉ thị 16.
Sở Công Thương TP HCM mới đây đề xuất cho phép shipper được hoạt động liên quận, huyện, TP Thủ Đức. Giải pháp để kiểm tra shipper là tra cứu trực tuyến và giấy xét nghiệm nhanh Covid-19. Theo đó, Sở Công Thương TP HCM đề xuất chỉ cho phép shipper đã được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 từ ngày 13/8 trở về trước tham gia hoạt động trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội. Làm thế nào để shipper đảm bảo lưu thông hàng hóa, đặc biệt là đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch? Biên tập viên Lê Tuyết cùng bà Vũ Thị Minh Tú, Giám đốc Đối ngoại, Nền tảng TMĐT Lazada Việt Nam bàn luận về câu chuyện này.
-Những điểm sáng cần phát huy từ nỗ lực của nền kinh tế 8 tháng qua.Giữ người lao động trong bối cảnh dịch bệnh - Cần sự đồng lòng, chia sẻ không chỉ của doanh nghiệp.
Đang phát
Live