Hội đồng Lý luận Trung ương đã khẳng định được vai trò, vị thế, quy tụ, kết nối trí tuệ, tri thức qua 5 nhiệm kỳ hoạt động.- Hôm nay, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.- 4 tháng sau khi cơ bản khống chế được dịch bệnh, Bắc Giang trở thành một trong những “điển hình thành công” về phục hồi sản xuất.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thời gian tới sẽ sửa đổi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội mức tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới có thể là 10 năm và phát triển nguyên tắc bảo hiểm theo hướng bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng công bằng, bình đẳng, và làm sao để phát triển bền vững.
Chuyển đổi số đã và đang thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lao động, việc làm. Từ năm 2019, đã có nhiều dự báo về việc chuyển đổi số sẽ tác động đến cơ cấu việc làm, đòi hỏi người lao động phải thay đổi phương thức làm việc để có thể thích nghi và nắm bắt cơ hội, doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành truyền thống để phù hợp với một xã hội được chuyển đổi số. Để phát triển thị trường lao động thích ứng với quá trình chuyển đổi số, trong những năm qua, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp.
Do kiểm soát dịch bệnh tốt, cộng với tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước cơ bản được kiểm soát, các doanh nghiệp, công ty ở Yên Bái và nhiều địa phương trong cả nước đã sớm bắt tay vào khôi phục sản xuất, chủ động thích ứng với dịch bệnh. Điều này làm cho thị trường lao động, việc làm ở Yên Bái cũng sôi động trở lại sau nhiều tháng im ắng.
Đại tá, Thạc sĩ- Bác sĩ Nguyễn Lê – Nguyên Giảng viên Học viện Quân Y giải đáp việc sử dụng thảo dược để chủ động tăng cường sức đề kháng phòng bệnh giao mùa với Nano Đông Trùng Hạ Thảo 3 Bổ (Bổ Gan- Bổ thận- Bổ phổi).
Quỹ BHXH và bảo hiểm thất nghiệp kết dư gần 1 triệu tỉ đồng. Con số này nói lên điều gì?- Xu hướng “Buy Nothing - Không mua gì.- Đắc Lắc đã quyên góp được hơn 5 tỷ đồng, giúp nhiều gia đình khó khăn có thiết bị, đường truyền cho con học trực tuyến.
Bác sỹ, thầy thuốc Ưu Tú Nguyễn Hồng Hải - Nguyên Giám đốc bệnh viện Hòa Bình tư vấn về cách dùng thảo dược chữa bệnh hiệu quả.
Sau 3 ngày hoạt động tích cực và sôi nổi, chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN với các Đối tác do Bru-nây chủ trì tổ chức theo hình thức trực tuyến, đã kết thúc với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nổi bật là Tuyên bố Chủ tịch tập trung vào các nỗ lực xây dựng cộng đồng, ứng phó với Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch. Nhiều nội dung quan trọng khác cũng được các nhà lãnh đạo thảo luận, ghi nhận và thông qua, liên quan đến các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như an ninh biển, tình hình Myanmar... BTV Phương Hoa trao đổi với phóng viên Quang Trung - Thường trú Đài TNVN tại Thái Lan theo dõi ASEAN để giúp quí vị nhìn lại chuỗi sự kiện quan trọng nhất trong năm của ASEAN
Nhắc tới nông nghiệp thông minh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới tỉnh Lâm Đồng. Nơi mà trong những nhà kính hiện đại, toàn bộ quá trình tưới nước, bón phân, chăm sóc cho cây trồng được tự động hóa. Người nông dân có thể nhàn nhã ngồi ở nhà, hay đi café, rồi công tác, du lịch xa nhà, chỉ cần có kết nối internet với wifi, 3G, 4G… chủ trang trại vẫn có thể điều khiển, thực hiện các thao tác kỹ thuật trồng trọt này qua điện thoại thông minh. Trong khi nông nghiệp công nghệ cao mới được biết đến rộng rãi hơn 5 năm nay, nếu như chúng tôi “bật mí” là động lực cho nông nghiệp 4.0 ở Lâm Đồng đã có từ gần 20 năm trước, quý vị và các bạn sẽ có cảm nghĩ ra sao? Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay sẽ chia sẻ câu chuyện, một chân dung cho “sức bật thần kỳ” về nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương ở vùng Nam Tây Nguyên này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát đã khiến 1,3 triệu lao động dịch chuyển từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh. Trong đó, hơn 600 nghìn lao động di cư về quê tại các tỉnh phía Nam. Hiện, tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc mới chỉ đạt 60 đến 70% so với nhu cầu doanh nghiệp. Để khôi phục lại chuỗi lao động bị đứt gãy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng 2 phương án cung ứng lao động qua đào tạo, góp phần bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thời kỳ hậu Covid-19. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng cần có giải pháp căn cơ, dài hạn và điều quan trọng nhất là phải khống chế được dịch bệnh.
Đang phát
Live