Sau nhiều nỗ lực trong công tác chuẩn bị đầu tư, đặc biệt là giải phóng mặt bằng, đền bù hỗ trợ tái định cư cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng, Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội đã chính thức được khởi công. Giải phóng mặt bằng, nhất là ở các thành phố lớn, luôn là khâu khó khăn nhất. Thế nhưng, chỉ 1 năm kể từ khi Quốc hội có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án Đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô Hà Nội – đến nay công trình trọng điểm quốc gia này đã hoàn thành trên 80% khối lượng giải phóng mặt bằng. Riêng thành phố Hà Nội đạt 84%, vượt tiến độ đề ra, đảm bảo điều kiện khởi công dự án. Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đã lập kỷ lục về giải phóng mặt bằng nhanh. Bằng cách nào Hà Nội giải được bài toán khó này? Bài học nào cho các địa phương từ việc triển khai Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội? Đại biểu Quốc hội khóa 15 Phạm Thị Thanh Mai, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH cùng bàn luận câu chuyện này.
Chuyện gia đình - cha mẹ thống nhất quan điểm, nuôi dạy con tốt hơn.- Campuchia - Biến phế phẩm nông, lâm nghiệp thành chất đốt dạng viên nén, bảo vệ môi trường.- Giải phóng mặt bằng "0 đồng" ở miền núi Yên Bái.
Năm 2022, tại Thái Nguyên xảy ra 138 vụ tai nạn lao động, làm chết 24 người, gây thiệt hại gần 2,5 tỷ đồng. So với các năm trước, số vụ tai nạn và số người chết đều tăng. Trước thực trạng này, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế, cảnh báo về việc thực hiện quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
Sáng nay, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, phố Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi vòng hoa viếng đồng chí Vũ Khoan.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, tiến trình hội nhập quốc tế của chúng ta “tiến từng bước, chắc thắng”. Quá trình thực hiện để đạt được thành công như ngày hôm nay có sự đóng góp của nhiều con người, nhiều lực lượng. Trong đó có Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan - nhà lãnh đạo đã có đóng góp quan trọng vào quá trình mở cửa hội nhập, đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Ông đã để lại những kinh nghiệm hết sức quý báu, xây dựng nghệ thuật đàm phán ngoại giao kinh tế quốc tế sau này, đó là gắn chặt chính trị - ngoại giao với phát triển kinh tế, trên cơ sở tiềm lực - thực lực của đất nước, “biết mình, biết người”, chủ động, tự tin “ra biển lớn”. Đặc biệt trong giai đoạn là Bộ trưởng Bộ Thương mại, đồng chí Vũ Khoan đã để lại những ấn tượng sâu đậm với đồng chí, đồng nghiệp về tài năng, tầm nhìn chiến lược và phương pháp làm việc trong lĩnh vực thương mại. Chương trình Dòng chảy kinh tế hôm nay - ngày 27/06/2023 (tức ngày 10/5 năm Quý Mão) xin dành toàn bộ thời lượng của chương trình để ghi lại những kỷ niệm và tình cảm của đồng chí, đồng nghiệp dành cho Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: một nhà Lãnh đạo tài đức - có đóng góp quan trọng vào quá trình hội nhập của Việt Nam.
Trong cuộc sống có rất nhiều cách để thể hiện tấm lòng của mình. Người có tiền của thì làm từ thiện bằng vật chất, người có y thuật chọn cách hỗ trợ điều trị, mang lại sức khỏe cho mọi người; người có năng khiếu thì mang đến tiếng cười, niềm vui cho công chúng.... Ở các miền quê của đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh Sóc Trăng có nhiều cặp vợ chồng đã chọn cách giúp đời bằng tri thức. Họ xác định cho chữ và truyền nghề sẽ là tài sản quý giá để mọi người cùng phát triển và tạo ra những giá trị lớn hơn trong cuộc sống. Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2023, với chủ đề:“Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”, CTV Trọng Danh, sẽ giới thiệu đến quí vị và các bạn những gia đình tiêu biểu này.
Dự báo tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng, người lao động bị mất việc, ngừng việc, giảm việc xảy ra nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục diễn ra. Với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, nhiều giải pháp về chính sách đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ, thận trọng, trong đó phải kể đến các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân, người lao động và doanh nghiệp. Nhưng về lâu dài cần có thêm những giải pháp đột phá hơn nữa, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. Trong bài 3 - bài cuối của loạt bài “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh, Phương Thoa đề cập những giải pháp phát triển thị trường lao động bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã rốt ráo vào cuộc với rất nhiều các chính sách mang tính cấp bách và lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách được triển khai nhanh, quyết liệt, hiệu quả thì vẫn có những chính sách khi triển khai thực hiện lại vấp phải vô vàn khó khăn, doanh nghiệp và người lao động vẫn không thể tiếp cận được. Trong bài 2 của loạt bài “Giải bài toán tạo việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh và Phương Thoa tiếp tục có bài viết thứ hai với nhan đề “Nhiều giải pháp nhưng vẫn bị vướng”.
Từ giữa năm 2022 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp trong nước mất đơn hàng, thêm vào đó là nguyên liệu, chi phí tăng cao khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, phải cắt giảm lao động. Riêng quý 1 năm nay, hơn 149.000 lao động trên cả nước mất việc, phần lớn là lao động doanh nghiệp FDI ở các tỉnh đông khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặc dù Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ công nhân và người sử dụng lao động, song chỉ giải quyết được phần ngọn. Trong bối cảnh hiện nay, cần có những giải pháp căn cơ hơn để giải quyết bài toán về việc làm cho người lao động. Nhóm phóng viên Kim Thanh và Phương Thoa có loạt bài “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động”. Bài 1 với nhan đề: “Doanh nghiệp 'ăn đong' đơn hàng - Công nhân 'chạy ăn' từng bữa”.
Có đường là có tất cả, kinh tế phát triển, mua bán dễ dàng, sự nghiệp học hành của con em cũng thuận lợi hơn... Với suy nghĩ đó, người dân ở vùng cao, miền núi tỉnh Yên Bái đã hào hứng hiến đất làm đường, trở thành một phong trào lan tỏa rộng khắp. Phóng sự “Chuyện giải phóng mặt bằng 0 đồng ở vùng cao Yên Bái” sau đây của phóng viên CQTT Tây Bắc nói về những người dân vùng cao, miền núi đã tự nguyện hiến đất làm đường mà không đòi hỏi bất kỳ chính sách nào.
Đang phát
Live