Trước vòng đàm phán vào cuối tháng 11 tại Viên, Áo, Iran đã thảo luận với Nga và Trung Quốc về hồ sơ hạt nhân và yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), tổ chức tại Glasgow, Scotlend (Vương quốc Anh), cho tới nay đã đi được nửa chặng đường. Nhiều thỏa thuận về khí hậu liên tiếp được các quốc gia đưa ra khiến thế giới lạc quan về triển vọng đạt được những tiến bộ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà đàm phán vẫn còn gặp nhiều thách thức trong đàm phán những mục tiêu chính.
Lần đầu tiên kể từ khi chính quyền Afghanistan sụp đổ hồi tháng 8 vừa qua, lực lượng Taliban và Mỹ một lần nữa đã “tái ngộ”, cùng nhau tiến hành cuộc hội đàm trực tiếp tại Doha (Qatar). Giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan và việc thực hiện thỏa thuận Mỹ - Taliban đạt được hồi năm 2020 là nội dung chính trong chương trình nghị sự. Liệu cuộc đàm phán mới này có tiếp nối xu hướng đã đạt được kể từ thỏa thuận lịch sử hồi năm ngoái - khi tâm thế của Taliban giờ đây đã khác?
Sau khoảng 2 năm, đại diện của Chính phủ Venezuela và các phe đối lập hôm qua đã bắt đầu vòng đàm phán mới tại Mehico, nhằm hóa giải các bất đồng chính trị và giải quyết những khó khăn, thách thức mà quốc gia đang đối mặt, trong đó đặc biệt là các lệnh trừng phạt kinh tế.
Theo Điện Kremlin, Thủ tướng Đức A.Merkel sẽ có chuyến thăm Moscow vào ngày 20/08 và hội đàm với Tổng thống Nga V.Putin. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về triển vọng phát triển hợp tác song phương trên các lĩnh vực, cũng như một số vấn đề thời sự trong chương trình nghị sự quốc tế và khu vực.
Đồng chí Lê Quang Đạo, nguyên Chủ tịch Quốc hội là một nhân cách lớn, “người cộng sản kiên cường mẫu mực, một nhà yêu nước chân chính”. Các đại biểu khẳng định tại Hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông- Quốc hội ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật về công tác phòng, chống dịch Covid-19>br>- Từ hôm nay Tân Cảng Sài Gòn thực hiện nhiều giải pháp để giải phóng hàng tồn đọng ở cảng Cát Lái, góp phần giữ cho chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu không bị đứt gãy- Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cảnh báo các hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông bằng vũ lực vẫn tiếp tục và đang gia tang- Các trận mưa lũ ở Nam Sudan đã buộc 90 nghìn người phải đi sơ tán và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo ở nước này
Hôm qua 5/8, Iran đã chính thức có Tổng thống mới và điều đang được quốc tế chờ đợi nhất chính là việc phái đoàn nước này sắp trở lại Viên, Áo để nối lại tiến trình đàm phán hạt nhân với các cường quốc trên thế giới. Điều gì đang chờ đợi các bên tại vòng đàm phán thứ 7?
Đường dây liên lạc trực tiếp giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã được nối lại vào ngày 27/7 vừa qua, sau hơn 1 năm bị gián đoạn. Động thái tích cực này đã mở ra cơ hội để các bên liên quan thúc đẩy việc nối lại tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Mỹ - Hàn những ngày nay đã có nhiều hoạt động ngoại giao con thoi, trong khi Triều Tiên dường như cũng phát đi tín hiệu để đàm phán.
Gần 1 tháng kể từ ngày trở về nước tham vấn, hôm qua, phía Iran bất ngờ tuyên bố, tiến trình đàm phán tại Vienna, Áo với các cường quốc trên thế giới về thỏa thuận hạt nhân 2015, cần phải chờ Chính quyền mới của nước này nhậm chức, với thời gian dự kiến là đầu tháng 8 tới. Sự “gián đoạn” trong đàm phán, với một khoảng thời gian dài hơn dự kiến, đang khiến các nhà đàm phán phương Tây “lo lắng” và đặt ra câu hỏi cho những bước đi tiếp theo nếu tiến trình đàm phán rơi vào “ngõ cụt”.
Iran vừa chính thức thông báo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về việc nước này sẽ làm giàu urani lên mức 20%. Động thái này của Iran khiến phương Tây và các nước thành viên ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 hết sức lo ngại, coi đây là lực cản lớn với các cuộc đàm phán đang diễn ra tại thủ đô Viên của Áo nhằm khôi phục bản thỏa thuận lịch sử này. Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt vấn đề việc làm giàu urani lên mức 20% là ý định thực sự của Iran hay vẫn chỉ là “lá bài” để Iran gây áp lực với các bên trên bàn đàm phán, và liệu chính quyền mới ở Iran có cách tiếp cận khác hơn so với thời của ông Hasat trong vấn đề hạt nhân hay không? Phóng viên Tuấn Nguyễn, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông làm rõ vấn đề này.
Đang phát
Live