Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có đủ điều kiện để tổ chức chính quyền đô thị và bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, có tính động lực và lan tỏa. Từ các căn cứ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đó, việc xây dựng một Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong bài đầu tiên của Loạt bài “Cơ chế đặc thù nào cho Đà Nẵng tăng tốc phát triển”, chúng tôi đã phân tích những điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của Đà Nẵng những năm gần đây. Vậy cơ chế đặc thù và chính sách vượt trội nào giúp thành phố Đà Nẵng tăng tốc trong thời gian tới?. Bài 2 của loạt bài này với nhan đề: “Chính sách vượt trội nào cho Đà Nẵng tăng tốc phát triển”, phân tích nội dung này.
Trong Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội, các Đại biểu Quốc hội đã thảo luận nội dung Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Mới đây, ngày 23 tháng 5 năm 2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 79-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị Khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí chiến lược và tầm quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong vùng Bắc Trung bộ, duyên hải Trung bộ và cả nước. Các chủ trương, Nghị quyết, Quy hoạch của Trung ương đều xác định Đà Nẵng là trung tâm, vai trò hạt nhân của cả vùng nhưng cơ chế đặc thù có tính vượt trội cho Đà Nẵng bứt phá thì chưa rõ ràng, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Từ thực tiễn sinh động của một thành phố có vai trò “đầu tàu”, Nhóm Phóng viên Trường Xuân - Thanh Hà, thường trú tại khu vực miền Trung thực hiện loạt bài: “Cơ chế đặc thù nào cho Đà Nẵng tăng tốc phát triển”.
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 sắp sửa diễn ra, lại thêm đúng dịp đầu hè nên lượng khách du lịch đến thành phố biển Đà Nẵng tăng mạnh. Đà Nẵng đang tăng cường hoạt động kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo phục vụ du khách dịp lễ.
Sáng nay (3/6), thí sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại Đà Nẵng đã hoàn thành bài thi môn Toán, môn thi cuối cùng kỳ thi.
Sáng nay (2/6), 16.122 học sinh ở thành phố Đà Nẵng bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh 10 THTP.
Hơn 1000 người tham gia dọn vệ sinh môi trường, khơi thông cống thoát nước tại Lễ phát động Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam năm 2024 do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng 1/6.
Tối nay (31/5), điểm du lịch về đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi và công viên bờ Đông chân cầu Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Đà Nẵng chính thức khai trương. Du khách được thoả mái đi bộ trên cây cầu Nguyễn Văn Trỗi để trải nghiệm, ngắm sông Hàn Đà Nẵng về đêm và hòa mình “con đường sắc màu” trên cây cầu lâu đời nhất nối đôi bờ sông Hàn của Đà Nẵng.
Người dân thôn Dương Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng còn lưu giữ nghề truyền thống thủ công về làm bún, mì khô. Sản phẩm dân giã này hiện có mặt trên thị trường nhiều tỉnh miền Trung, Tây Nguyên...
Hôm nay (24/5), Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Kỳ họp thứ 17 (Kỳ họp chuyên đề) xem xét thông qua 22 tờ trình và Nghị quyết quan trọng, cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Đáng chú ý, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng thông qua Nghị quyết kéo dài thời gian giải ngân đối với 83 dự án không giải ngân được trong năm 2023.
Ngay từ đầu năm nay, Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã có nhiều hội nghị bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhiều khó khăn vẫn cần được tháo gỡ để các địa phương thực hiện đạt tiến độ được giao. Đó là quỹ đất tái định cư, công tác hỗ trợ người dân bị giải tỏa, bố trí đất ở cho hộ làm nhà trên đất khác.
Đang phát
Live